Leader talk
Chặn 'cú sốc thứ ba' để cứu nền kinh tế
Cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 sẽ kéo dài ít nhất hai quý, có thể kéo dài đến quý 3, quý 4 lại là vòng quay mới của dịch bệnh, phải chuẩn bị kịch bản xấu nhất.
Đó là cảnh báo của TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và quản lý Fulbright trong toạ đàm trực tuyến do HAWEE tổ chức với chủ đề “Cú đấm vào nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam”.
Theo đánh giá của ông Tự Anh, khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra cú sốc bất ngờ, thần tốc và có sức huỷ diệt lớn nhất vì diễn ra đúng chu kỳ dễ bị tổn thương nhất của kinh tế toàn cầu, khi nền kinh tế thế giới kết nối toàn cầu hoá lớn nhất so với trước đây.
"Lần đầu tiên trong vòng 100 năm qua, loài người chứng kiến kinh tế thế giới suy thoái trong mọi ngành nghề, tác động toàn diện về cung, cầu, gây khó khăn về tài chính", ông Tự Anh nói.
Chuyên gia này đánh giá, quý II năm nay sẽ thấy rõ đáy của nền kinh tế vì Việt Nam phụ thuộc nhiều vào FDI, chuỗi cung ứng công nghiệp yếu, nông nghiệp đang khó khăn, nhất là đồng bằng sông Cửu Long khô hạn nặng.
Trong tình hình nước sôi lửa bỏng như vậy, đa số doanh nghiệp chưa nhận được gói hỗ trợ vì cơ chế dẫn truyền chính sách vĩ mô thấp.
Nhìn các số liệu thống kê và so sánh với các đại dịch trước đó, có thể thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch đến nền kinh tế toàn cầu.
Trước đây ba tháng, báo cáo kinh tế toàn cầu đã dự báo nền kinh tế thế giới tăng trưởng nhẹ ở mức 3,3%, nhưng mấy ngày gần đây đã dự báo xuống tới âm 3%.
Nhìn lại 12 năm trước, khủng hoảng tài chính chỉ làm giảm 0,1% kinh tế toàn cầu nên có thể thấy lần khủng hoảng dịch bệnh này tầm mức đang bao phủ toàn cầu.
Bức tranh suy thoái trong năm 2020 đang hiện lên tương đối rõ nét khi 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đều tăng trưởng âm tương đối sâu. Chiếm 2/3 số ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19, những nền kinh tế này đã sụt giảm nghiêm trọng và sẽ chứng kiến sự suy giảm kinh tế nhiều hơn nữa trong quý II.
Ba cú sốc song hành
Khủng hoảng lần này có điểm khác biệt là phụ thuộc vào hiệu lực và tốc độ phản ứng của các gói cứu trợ của các quốc gia. Đây là lúc các quốc gia đưa ra biện pháp nhanh nhất để tránh khủng hoảng y tế biến thành khủng hoảng kinh tế.
Do đặc tính cụ thể của từng nền kinh tế thì tác động nặng nhẹ sẽ khác nhau. Càng hạ thấp tốc độ miễn dịch thì tốc độ suy thoái càng bị nặng hơn, như hai mặt của một đồng xu. Đóng cửa kinh doanh cùng các biện pháp phong toả dẫn đến hệ quả không thể tránh khỏi là làm sâu thêm đường cong suy thoái kinh tế.
Đến thời điểm này thử hỏi bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp nhận được gói hỗ trợ chính sách của Chính phủ?
TS. Vũ Thành Tự Anh
Giám đốc trường Chính sách công và quản lý Fulbright
Mối quan hệ giữa hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ là cái lõi của nền kinh tế. Khi biện pháp chống dịch của chính phủ ban hành sẽ tạo ra nút thắt cho cả hộ gia đình không có thu nhập, doanh nghiệp không sản xuất được, tạo dòng xoáy đi xuống.
Sự đứt gãy của các nguồn cung ứng cả trong nước và thế giới, tạo ra đứt gãy của nguồn tài chính cả cung, cầu, khó khăn tài chính cho hộ gia đình, doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và tài chính và chính phủ.
Khi các kênh dẫn truyền bị đứt gãy sẽ tạo ra ba cú sốc song hành cùng một lúc. Đầu tiên là cú sốc y tế, khi số ca nhiễm tăng, chính phủ ban hành các biện pháp chống dịch. Dẫn đến cú sốc thứ hai là cú sốc kinh tế về cung, cầu, tài chính, tạo ra mất cân đối thu chi, vật tư.
Khi doanh nghiệp bi quan do hai cú sốc đầu sẽ dẫn đến cú sốc thứ ba là cú sốc về kỳ vọng, tạo nên sự đổ vỡ dây chuyền. Đây là cú sốc mà ít chuyên gia kinh tế chú ý đến, nên vai trò nhà nước rất quan trọng để duy trì sự kỳ vọng, chặn đứng cú sốc thứ ba này.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý I/2020 là 3,8%, giảm một nửa so với năm ngoái, CPI tăng chủ yếu nhờ lương thực thực phẩm tăng. Sau thời kỳ đứt đoạn của sản xuất, sản phẩm lương thực tăng nhanh sau đại dịch, sản xuất công nghiệp bán lẻ, tiêu dùng đều giảm, chỉ còn 5,8%, chỉ số suy giảm vô cùng nặng nề.
Kim ngạch xuất và nhập khẩu đều giảm. Vốn FDI giảm 21%, FDI thực hiện giảm 6,6%. Chắc chắn sẽ gây hậu quả cho nền kinh tế không chỉ trong năm nay mà vài năm tới nữa.
Tín dụng là chỉ số quan trọng để đo lường sự vận hành của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng đến 24/3 là 0,82% so với 3,13% cùng kỳ năm ngoái, về tỷ giá Việt Nam chủ động giảm giá đột biến xấp xỉ 2%, nhưng thấp hơn so với khu vực là 5-10%, gây bất lợi về tỷ giá cho Việt Nam.
Thị trường chứng khoán có sự suy giảm sâu giữa tháng 3, sau đó bật ngược trở lại, khác với thị trường Mỹ sau khủng hoảng bật lên rất nhanh, sự suy giảm của Việt Nam sẽ vừa phải, trừ trường hợp do không kiểm soát được dịch bệnh.
Cụ thể với các công ty, ông Tự Anh cho biết có số liệu mới nhất: 571 công ty đến 20/4 báo cáo trên thị trường chứng khoán tỷ lệ có lãi 79,2% trong quý 1, như vậy đến gần 80% doanh nghiệp đang niêm yết vẫn nói có lợi nhuận.
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu một chút, lợi nhuận quý I/2020 so với quý I/2019 sẽ thấy sự suy giảm rất lớn, nặng nhất là khai khoáng và dầu khí lên tới âm 94%, xây dựng gần 50%, bất động sản gần 40%, chỉ y tế có sự khởi sắc. Tác động sâu sắc sẽ rơi vào quý II, dù đến giờ đã rất rõ nét.
Số doanh nghiệp tạm dừng đăng ký kinh doanh tăng, tính riêng trong tháng 3 lên tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. Khách sạn, nhà hàng… chịu áp lực lớn nhất, tiếp đến là ngành sản xuất.
"Tóm lại, Việt Nam chịu tác động lớn của sự suy giảm FDI trong bức tranh chung, khả năng điều chỉnh các ngành khác nhau, nếu không có sự can thiệp hiệu quả của chính phủ sẽ tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng”, ông Tự Anh khẳng định.
Lối thoát cho doanh nghiệp
Trong trường hợp Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh nhưng thế giới vẫn chưa kiểm soát được, dẫn đến nguồn cung và cầu bị đứt gãy, doanh nghiệp Việt phải ứng xử thế nào?
Ông Tự Anh cho biết, tâm dịch di chuyển là điểm rất quan trọng cần lưu ý, đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, kéo dài 6 tuần, sau đó chuyển sang Ý, Tây Ban Nha, bây giờ là Mỹ. Cả thế giới chưa bao giờ được bình an, nếu tâm dịch chuyển sang Ấn Độ hay các nước châu Phi khác thì sẽ phức tạp hơn nhiều.
Khi một vài mắt xích quan trọng của nền kinh tế bị ảnh hưởng, sẽ gây hệ quả trực tiếp cho toàn cầu. Trong giai đoạn qua doanh nghiệp Việt Nam chưa ảnh hưởng nhiều vì còn nguyên liệu dự trữ nhưng đến giai đoạn 2 khi dự trữ bị cạn kiệt, thị trường đầu ra có vấn đề, lúc đó sẽ thực sự thấm đòn.
Nếu các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… sẽ ổn định 1-2 tháng nữa, họ sẽ mở cửa hết sức thận trọng, chuỗi cung ứng, đầu ra của Việt Nam cũng sẽ mở cửa hết sức từ từ, doanh nghiệp vẫn bị đứt đoạn, chưa nối mạch hoàn toàn.
Một yếu điểm nữa là bản thân Việt Nam giai đoạn vừa qua đã nỗ lực tăng chuỗi cung ứng nội địa, nhưng đến giờ vẫn chưa hình thành. Đồ điện tử vẫn nhập khẩu trên 90%, dệt may trên 60%. Việt Nam tốc độ tăng trưởng tiêu dùng phụ thuộc lớn vào thu nhập, nên nếu thu nhập giảm thì không thể trông chờ vào nhu cầu nội địa.
Bí quyết giai đoạn này theo ông Tự Anh là dự báo và dự báo liên tục, vì các diễn biến thị trường biến động liên tục. Về ảnh hưởng của tín dụng, tỷ giá và giá dầu đến nền kinh tế, quả không dễ trả lời.
Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra gói hỗ trợ tín dụng quy mô 300 ngàn tỷ, nếu tất cả các khoản này đều được giải ngân sẽ tạo ra tốc độ tăng trưởng rất lớn, và điều này cũng có nghĩa là có thể sẽ tạo ra lạm phát rất lớn sau này.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào tốc độ giải ngân, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận không nhiều vì ngân hàng cũng phải yêu cầu doanh nghiệp chứng minh dòng tiền có khả năng trả nợ.
Các ngân hàng thương mại sẽ không siết chặt tín dụng, vấn đề là doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng hay không. Tuy nhiên, nếu các điều kiện tiêu chuẩn quản lý rủi ro của chính phủ áp dụng vào ngân hàng, họ sẽ thận trọng hơn so với bình thường.
Giá dầu, sắt thép, than… so với các sản phẩm cơ bản khác sẽ giảm, nhất là giá dầu. Trong mấy ngày vừa qua, giá dầu âm tạo cú sốc cho toàn xã hội. Dự báo giá dầu sẽ tiếp tục giảm, tuy nhiên giá xăng Việt Nam cũng có thể giảm nhưng giảm rất ít. Thực tế đang có đề xuất phải bảo hộ giá dầu trong nước, nên không kỳ vọng giá xăng Việt Nam có thể giảm tương ứng với giá thế giới.
Lãi suất có thể giảm, tuy nhiên không nên quan tâm đến lãi suất, làm thế nào tiếp cận được gói tín dụng mới là quan trọng
Cuộc khủng hoảng này kéo dài ít nhất hai quý, có thể kéo dài đến quý 3, quý 4 lại là vòng quay mới của dịch bệnh. Kịch bản phục hồi phía trước chắc chắn khó khăn trong cả năm nay, phải chuẩn bị kịch bản xấu nhất.
Bài toán đánh đổi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19
Chính sách cấp bách cứu doanh nghiệp du lịch
Chìa khóa mà các doanh nghiệp du lịch đang cần lúc này là giảm 50% ba khoản thuế gồm: Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền đóng bảo hiểm xã hội
Cần tái khởi động hoạt động kinh tế và có phương án sống chung với dịch
Theo GS.TS Nguyễn Đức Khương, đến lúc này, chúng ta đã cần phương án sống chung với dịch, chuẩn bị tạo đà bứt phá cho kinh tế Việt Nam khi dịch Covid-19 kết thúc.
Việt Nam hấp dẫn người nước ngoài đầu tư ngôi nhà thứ 2 hậu Covid-19
Thu hút người nước ngoài đầu tư vào bất động sản du lịch vừa là giải pháp trước mắt, vừa có tính lâu dài giúp ngành bất động sản và nền kinh tế hồi phục và phát triển sau một thời gian chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Chuẩn bị cho thời hậu dịch Covid-19
Cuộc sống sắp tới dự báo thay đổi nhiều mặt. Bằng không, con người sẽ phải trả giá cực đắt. Covid-19 chưa phải là dịch bệnh cuối cùng và nguy hiểm nhất. Hiểm họa vẫn rình rập và đe dọa con người.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.