Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Đây là đề xuất mới nhất của Bộ Công thương trình Thủ tướng liên quan tới phê duyệt đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Trong quá trình rà soát trước đây, Bộ Công thương đã đề xuất giảm 17.000MW nguồn điện sử dụng khí LNG nhập khẩu (so với phương án đưa ra hồi tháng 3/2021).
Hiện tại, theo ý kiến của Bộ Công thương, dự kiến đến năm 2030 sẽ xây dựng 23.900MW nguồn điện sử dụng khí LNG.
Cụ thể, có 11 dự án (tổng công suất 17.900MW đã được phê duyệt và bổ sung trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, gồm: Nhơn Trạch 3,4 (1.500MW), Hiệp Phước giai đoạn 1 (1.200MW), Bạc Liêu (3.200MW), BOT Sơn Mỹ 1 (2.250MW), BOT Sơn Mỹ II (2.250MW), Long An 1 (1.500MW), Cà Ná (1.500MW), Quảng Ninh 1 (1.500MW), Long Sơn (1.500MW), Hải Lăng (1.500MW).
Trong số 11 dự án nêu trên, 9 dự án (14.900MW) đã có chủ đầu tư, 2 dự án (3.000MW) chưa có chủ đầu tư là Cà Ná và Long Sơn. Hai dự án (2.700MW) đã được phê duyệt FS (Báo cáo nghiên cứu khả thi) là Nhơn Trạch 3,4 và Hiệp Phước giai đoạn 1.
Bộ này nhận định, Quy hoạch điện VIII chỉ bổ sung 4 dự án sử dụng khí LNG mới (tổng công suất 6.000MW) tại khu vực miền Bắc gồm Thái Bình, Nghi Sơn, Quỳnh Lập, Quảng Trạch II (đều có công suất 1.500MW mỗi dự án). Trong đó, chỉ có 2 dự án mới là Thái Bình và Nghi Sơn (2 dự án Quỳnh Lập và Quảng Trạch 2 là nhiệt điện than trong Quy hoạch VII điều chỉnh chuyển sang LNG).
Việc bổ sung 2 dự án LNG này là cần thiết, do khu vực miền Bắc đang thiếu nguồn chạy nền, nhu cầu điện đang tăng nhanh. ‘Nếu không phát triển các nhà máy chạy nền miền Bắc thì phải tăng truyền tải trên đường dây 500kV, thậm chí phải xây thêm đường dây. Vị trí quy hoạch đã được cân nhắc kỹ trong số các vị trí tiềm năng khu vực miền Bắc’ – Bộ Công thương nêu rõ.
Như vậy, quan điểm của Bộ Công thương về phát triển nhóm dự án nhiệt điện khí LNG nói chung và bổ sung 4 dự án sử dụng khí LNG nêu trên cơ bản không thay đổi so với nội dung trình Thủ tướng hồi tháng 7/2022.
Dự án Trung tâm Điện - Khí LNG được quy hoạch tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, nhu cầu sử dụng đất khoảng 193ha với quy mô tổng công suất 4.500MW sử dụng nhiên liệu chính là khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu (LNG). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5,8 tỷ USD.
Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng và cần thiết, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Được biết, mới đây Tập đoàn Trường Thành Việt Nam đã ký MOU với hai đối tác hàng đầu của Nhật là Tập đoàn Tokyo Gas và Tập đoàn Kyuden để cùng hợp tác nghiên cứu, phát triển và đầu tư dự án “Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình” với quy mô công suất giai đoạn 1 là 1.500MW.
Dự án nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Thanh Hóa. Với diện tích đất sử dụng khoảng 260ha, dự án có mức đầu tư khoảng 21 tỷ USD (giai đoạn 2021-2025 là 3 tỷ USD), thời gian đầu tư xây dựng 10 năm (chia thành các giai đoạn).
Với định hướng trở thành trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ về công nghiệp năng lượng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo Bộ Công thương, Chính phủ bổ sung quy hoạch phát triển điện lực các dự án nguồn điện, trong đó, chủ yếu là các dự án năng lượng tái tạo, điện sinh khối, dự án điện khí công nghệ thân thiện môi trường như: Trung tâm điện - khí LNG Nghi Sơn 9.600 MW, Trung tâm điện khí LNG Thanh Hóa 9.600 MW (với các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như: Sovico, Xuân Thiện Millenium Energy- Hoa Kỳ quan tâm nghiên cứu quy hoạch).
Tính toán sơ bộ, tổng nguồn vốn thu hút đầu tư cho các dự án nguồn điện đã quy hoạch và đề nghị quy hoạch, phát triển trong giai đoạn 2020-2030 của Thanh Hóa khoảng 15 tỷ USD.
Theo tính toán mới đây của Bộ Công thương, điện khí LNG sẽ đạt tỷ trọng 16,4% tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2030. Tuy nhiên, phần lớn các dự án điện này đều gặp khó khăn, thậm chí sức ép từ vấn đề thu xếp vốn vay.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.