Chuyển đổi số để sống chung với Covid-19

Việt Hưng - 16:47, 14/04/2020

TheLEADERNhững thách thức hiện tại không chỉ là khó khăn mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp chuyển mình và tạo ra sự thay đổi lớn trong tương lai.

Một màu xám đang bao phủ nền kinh tế toàn cầu trong đại dịchCovid-19, các doanh nghiệp lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng sâu rộng, trong đó có cả lĩnh vựccông nghệ. Dịch bệnh buộc các Chính phủ phải "cách ly toàn xã hội" khiến các doanh nghiệp phải bật chế độ "sinh tồn", hàng loạt các biện pháp cắt giảm chi phí được đưa ra.

"Tuy nhiên chúng ta luôn thấy ánh sáng trong những thời khắc khó khăn nhất, đó chính là sự linh động và sáng tạo trong việc thích ứng của nhiều doanh nghiệp trong nước", ông Nguyễn Hữu Bình, CEO TopDev chia sẻ.

Việt Nam là một trong những đất nước có dân số trẻ trên thế giới, với dân số 100 triệu người và hơn 150 triệu thiết bị di động 70% có kết nối Internet, có vẻ như Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho sự thay đổi đặc biệt là việc số hóa doanh nghiệp trong ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Các từ khóa socialdistancing, workfromhome liên tục là những chủ đề nóng được nhiều người đề cập. Báo cáo mới đây của TopDev chỉ ra, thách thức lớn nhất của các công ty công nghệ nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong giai đoạn này chính là việc làm thế nào để đảm bảo các đầu công việc, kiểm soát dòng tiền và quan trọng nhất chính là giá trị và lợi ích sức khỏe của mỗi nhân viên.

Doanh nghiệp 'hóa dữ thành lành' trong dịch Covid-19 thế nào?
66% doanh nghiệp công nghệ thích ứng nhanh với Covid-19, theo báo cáo TopDev

Làm việc từ xa hiện được xem giải pháp thiết thực nhất được áp dụng với việc tối ưu hóa, song song các quy trình vận hành và công cụ hỗ trợ thực hiện công việc. Đồng thời, các nhà quản lý nhấn mạnh việc cải cách và tuân thủ các quy định, ứng dụng công cụ quản lý và tinh gọn quy trình sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tái định hình được cách quản lý, cam kết hệ thống hoạt động vẫn được diễn ra chặt chẽ.

Minh chứng cụ thể nhất cho giải pháp này chính là sự ra đời của các mô hình quản lý dần chuyển giao từ offline sang online, sau đó đề xuất hướng tập trung vào 50% nguồn lực để tiếp tục theo dõi tình hình hoàn động thực tế.

Tuy nhiên, để tối ưu hóa mô hình hoạt động và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực thì ứng với từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có cách thức thực hiện khác nhau. Cắt giảm một số chi phí không cần thiết, sa thải nhân sự hay thậm chí là dừng hoạt động công ty đều là những cách thức được các doanh nghiệp thực thi tính đến thời điểm hiện tại.

Thực tế, sự thích ứng toàn diện nằm ở việc một tổ chức được bảo vệ khi áp dụng những chính sách cụ thể, có tính hệ thống và sự hợp tác, đoàn kết của một tập thể. Lãnh đạo, quản lý nhân sự, nhân viên, các ứng viên hay nói bao quát hơn là người đứng đầu tổ chức và các phòng ban đều có vai trò quan trọng đối với sự thích ứng này.

Dù vận hành công việc ở bất cứ nơi đâu, ý thức cá nhân luôn quan trọng, cùng với đó là sự am hiểu về văn hóa của tổ chức và những đầu việc được phân công. Khi đã nắm bắt đầy đủ, chính xác và có sự tương tác bền vững, việc kiểm soát chỉ số đo lường hiệu suất làm việc - KPI và tiến độ công việc vẫn diễn ra trôi chảy và hiệu quả.

Việc kịp thời nhận ra những thách thức và có những hướng giải quyết cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp đảm bảo được tính ổn định trong tâm bão Covid-19.

Doanh nghiệp 'hóa dữ thành lành' trong dịch Covid-19 thế nào? 1
Làm việc từ xa hiện được xem giải pháp thiết thực với nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn này

Với một kịch bản hoàn hảo nhất, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hy vọng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát tốt. Báo cáo của TopDev đưa ra 3 hướng đi giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19.

Thứ nhất: Làm quen với việc dùng các công cụ tiên tiến để hỗ trợ quản lý và thực hiện công việc hiệu quả: Hướng đến mục tiêu số hóa doanh nghiệp (Digital Transformation). Đây được xem là bước khởi đầu thuận lợi giúp doanh nghiệp có thể chuyển mình mạnh mẽ hơn đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh trong nền thời đại phát triển của công nghệ số.

Thứ hai: Hợp tác và hỗ trợ nhau cùng phát triển và khắc phục các thiệt hại: Ví dụ như đưa ra các chương trình, các gói sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng phục hồi nhân lực cũng như tái cấu trúc quy trình quản lý và làm việc của công ty.

Thứ ba: Đối với bộ phận tuyển dụng, cần lên kế hoạch triển khai các phương án phát triển sau mùa dịch: Doanh nghiệp cần tập trung tái đầu tư Employer Branding và Candidate Engagement, đây cũng là dịp để doanh nghiệp tối ưu lại nguồn nhân sự cũng như làm mới các phương thức tuyển dụng về sau.

"Những thách thức hiện tại không chỉ là khó khăn mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp đủ tiềm lực có thể chuyển mình và phát triển nhiều hơn. Sự quan tâm đúng mực từ các lãnh đạo cùng sự phối hợp đồng bộ của tập thể nhân sự của sẽ tạo ra sự thay đổi lớn trong tương lai. Covid-19 hiện tại đã được kiểm soát, tuy nhiên mọi tổ chức vẫn phải trong tư thế sẵn sàng, cập nhật và theo dõi tình hình chung để có nắm bắt nhanh chóng những xu hướng quản lý và phát triển nhân sự mới sao cho phù hợp với quy mô hoạt động của từng tổ chức/doanh nghiệp", báo cáo TopDev nhấn mạnh.