Nhà máy General Motors Việt Nam bất ngờ về tay VinFast
VinFast sẽ nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội và triển khai những hoạt động đầu tư tăng năng lực để sản xuất dòng xe ô tô cỡ nhỏ được VinFast mua bản quyền từ GM.
Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, VinFast đang nắm trong tay nhiều yếu tố quan trọng để có thể sớm xuất hiện “trên đường đua".
Từng là một trong những tuyến đường thủy nguy hiểm nhất trên thế giới khi bị đánh bom mạnh trong thời kỳ chiến tranh, cảng Hải Phòng giờ đây đang trở thành trung tâm bùng nổ kinh tế của Việt Nam. Theo kế hoạch, thành phố cảng này sẽ sớm trở thành địa chỉ của doanh nghiệp ô tô mới nhất VinFast.
Dự kiến ra mắt hai mẫu xe tại Paris Motor Show đầu tháng sau, VinFast là dự án kinh doanh mới của Phạm Nhật Vượng, một người với khoản vay 40.000 USD đã hình thành lên đế chế 10 tỷ USD trong vòng 1/4 thế kỷ qua.
Hiện hoạt động trong một loạt lĩnh vực như trung tâm mua sắm, căn hộ, khu nghỉ dưỡng, trường học, VinFast là dấu chân đầu tiên của Vingroup vào lĩnh vực sản xuất. Bài thử nghiệm lớn nhất của thương hiệu ô tô mới này sẽ diễn ra khi cả thế giới cùng nhìn ngắm vào tháng sau. Dự kiến trong chưa đầy 1 năm tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thể sở hữu một chiếc xe hoàn chỉnh.
Theo kế hoạch ban đầu, VinFast sẽ tập trung vào thị trường Việt Nam. Với mức tăng trưởng GDP hàng năm 6-7%, doanh số bán ô tô được dự báo sẽ tăng cao trong những năm tới.
Dù vậy, với quy mô sản xuất khổng lồ của VinFast, thương hiệu này có thể đáp ứng được gấp đôi mức tiêu thụ hiện tại của thị trường nội địa và thậm chí có thể xuất khẩu, trước hết là sang các quốc gia Đông Nam Á.
Khi được hỏi về việc liệu tham vọng của VinFast có mở rộng nữa hay không, CEO Jim DeLuca chỉ đáp lại bằng một nụ cười. Người đàn ông này đã dành hàng chục năm làm việc cho GM tại Hàn Quốc và Trung Quốc trước khi nghỉ hưu vào năm 2016. Một cuộc gọi bất ngờ từ Vingroup năm ngoái đã kéo ông ra khỏi "đợt nghỉ hưu thoải mái".
Nhắc đến doanh nghiệp ô tô thành công tại châu Á, người ta sẽ nghĩ ngay đến nhiều cái tên như Toyota, Nissan hay Hyundai với mục tiêu có được lợi thế tăng trưởng tại thị trường khổng lồ Trung Quốc. Tuy vậy, thương hiệu Proton của Indonesia cũng cho thấy những khó khăn khi bắt đầu từ con số 0 tại thị trường trong nước.
Chuyến thăm tới tổ hợp nhà máy sản suất VinFast đã tiết lộ những yếu tố quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp này, một chiến lược giúp VinFast cất cánh thành một nhà sản xuất ô tô lớn.
Ngay cả khi mùa mưa đang quay trở lại và đe dọa tiến độ xây dựng, các công nhân tại đây đều đang gấp rút hoàn thành để ra đời sản phẩm đầu tiên của VinFast với dòng SUV và Sedan vào quý II năm sau, chỉ 2 năm kể từ khi nhà máy được khởi công.
Con số này thật sự đáng kinh ngạc bởi ngay cả những nhà sản xuất ô tô thành công cũng phải bỏ ra 4 – 6 năm để có thể đi từ thiết kế mẫu mã tới sản xuất một dây chuyền mới. Vị CEO của VinFast cho biết: "Chúng tôi mất 24 tháng để làm việc mà hầu hết nhà sản xuất khác phải mất 60 tháng".
Chìa khóa giúp VinFast đạt được tốc độ này chính là hàng dài danh sách các đối tác chất lượng, bao gồm ABB, Bosch, Magna Steyr và Siemens. Chưa hết, VinFast còn thuyết phục được BMW để mua lại bản quyền cho 2 mẫu xe đầu tiên. Tuy nhiên, cựu lãnh đạo GM Dave Lyon, người đang là chủ tịch mảng thiết kế của VinFast khẳng định các mẫu xe của thương hiệu này sẽ "không phải là bản sao" BMW 5-Series BMW và SUV X5.
Không chỉ vậy, VinFast còn thuyết phục một số nhà thiết kế châu Âu, bao gồm Italdesign và Pininfarina để tạo ra phong cách độc đáo cho những mẫu xe hạng trung và thậm chí còn để công chúng Việt Nam bỏ phiếu cho những thiết kế được yêu thích nhất.
Với những kỳ vọng từ người dẫn đầu Phạm Nhật Vượng, ông DeLuca đã gom lại một đội ngũ trong mơ, sở hữu các chuyên gia hàng đầu từ Mỹ, châu Âu, Australia và châu Á để tìm ra cách phá vỡ phương thức truyền thống, tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất và tập trung vào chất lượng.
Vị Phó chủ tịch của VinFast Shaun Calvert nhấn mạnh: "Thứ tốt nhất không đồng nghĩa với việc đắt nhất".
Các thử nghiệm thật sự sẽ diễn ra trong những tháng tới. Nhà máy dập, sơn và động cơ đều trống rỗng khi đến khu sản xuất vào tháng 8 vừa qua. Nhưng VinFast sẽ thiết lập mọi thứ vào vị trí vào cuối năm nay để cho ra loạt sản phẩm thí điểm đầu tiên. Chưa hết, nhóm nghiên cứu của thương hiệu ô tô mới này còn làm việc với hai sản phẩm nữa dự kiến sản xuất vào mùa thu năm sau là xe máy điện và ô tô điện.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân vẫn dưới ngưỡng 2.000 USD mỗi năm và người tiêu dùng điển hình hiện vẫn xếp hàng dài mua xe tay ga.
Năng lực sản xuất tới 250.000 xe hàng năm là điều khiến bà Lê Thị Thu Thủy, Chủ tịch VinFast kiêm Phó chủ tịch Vingroup tự tin. Con số này trên thực tế tương đương với mức sản xuất 38 chiếc mỗi giờ, thấp hơn mức chuẩn toàn cầu 60 chiếc.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là liệu VinFast có tìm được nhu cầu từ thị trường hay không trong bối cảnh dù dân số phát triển nhanh chóng với khoảng 91 triệu người, thị trường xe hơi vẫn tương đối nhỏ, khoảng 300.000 xe mỗi năm.
Ông Dunne trong phỏng vấn với CNBC cho biết mặc dù ông không thấy rằng thị trường sẽ đủ nhanh để hấp thụ toàn bộ sản lượng của VinFast, sẽ không có nghi ngờ gì về việc tăng trưởng của lĩnh vực này. Không chỉ vậy, VinFast còn phải chia sẻ thị trường với những cái tên lớn như Toyota, Hyundai.
Mike Dunne, một chuyên gia trong ngành ô tô cho rằng: "Nếu tôi là VinFast, tôi sẽ hướng đến cả thị trường nội địa và xuất khẩu". Nếu VinFast có thể tự chứng minh, thương hiệu này sẽ hướng đến nhiều cơ hội hơn như châu Âu và thậm chí là cả Mỹ.
VinFast sẽ nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội và triển khai những hoạt động đầu tư tăng năng lực để sản xuất dòng xe ô tô cỡ nhỏ được VinFast mua bản quyền từ GM.
Hội thảo do VinFast tổ chức mới đây đã quy tụ hơn 300 nhà cung cấp uy tín trên thế giới, là minh chứng cho sự hấp dẫn của dự án sản xuất ô tô quy mô lớn VinFast.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.