Cổ đông mừng hụt khi doanh nghiệp lỗ ngược sau kiểm toán

Dũng Phạm Thứ hai, 09/09/2024 - 10:17

Một loạt doanh nghiệp đã công bố thay đổi lợi nhuận sau kiểm toán báo cáo tài chính bán niên năm 2024, trong đó có DIC, LDG, Danh Khôi, ABBank...

Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên năm 2024 vừa được phần lớn các doanh nghiệp niêm yết công bố. Trong đó, không ít trường hợp đã bị kiểm toán điều chỉnh doanh thu và chi phí dẫn đến lợi nhuận “cách xa” số liệu doanh nghiệp tự lập trước đó.

Doanh nghiệp địa ốc giảm lãi, tăng lỗ

Ở lĩnh vực bất động sản, đáng chú ý, Tập đoàn DIC Corp đã ghi nhận doanh thu sụt giảm hàng trăm tỷ đồng và lợi nhuận "bốc hơi" tới hơn một nửa sau kiểm toán.

Cụ thể, doanh thu bán hàng của DIC Corp giảm hơn 186 tỷ đồng, xuống còn 833 tỷ đồng, chủ yếu do chênh lệch ở mảng bất động sản và xây dựng. Theo đó, lợi nhuận gộp của DIC Corp cũng giảm 44 tỷ đồng, xuống còn gần 109 tỷ đồng.

Khấu trừ các chi phí, DIC chỉ ghi nhận 21,5 tỷ đồng lãi ròng, giảm hơn 55% so với báo cáo tự lập. Như vậy, lũy kế sáu tháng đầu năm, DIC mới hoàn thành 2,1% mục tiêu lợi nhuận nghìn tỷ đặt ra cho năm nay.

Một doanh nghiệp khác là Công ty CP Đầu tư LDG cũng ghi nhận kết quả khá tiêu cực khi có khoản lỗ tăng thêm hơn 100 tỷ đồng sau kiểm toán.

Theo đó, Hãng kiểm toán Moore AISC đã điều chỉnh chi phí quản lý doanh nghiệp của LDG tăng vọt hơn 570% lên 136,3 tỷ đồng, chủ yếu do khoản dự phòng được hạch toán trong kỳ. Do đó, tổng mức lỗ của LDG đã tăng từ 296 tỷ đồng lên hơn 396 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Moore AISC cũng lưu ý nhiều tồn tại của công ty như vấn đề pháp lý của dự án khu dân cư Tân Thịnh, việc cựu Chủ tịch HĐQT Nguyễn Khánh Hưng đang bị khởi tố và tạm giam… đồng thời đánh giá nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.

Đặc biệt, đây không phải lần đầu cổ đông của Đầu tư LDG thêm “thất vọng” khi doanh nghiệp công bố báo cáo kinh doanh. Gần đây nhất, công ty báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 với nhiều thay đổi so với báo cáo tự lập trước đó.

Theo đó, năm 2023, Đầu tư LDG cũng đã phải “bổ sung” khoản lỗ tăng thêm 153 tỷ đồng, dẫn đến mức lỗ cả năm được đẩy lên hơn 527 tỷ đồng, chủ yếu do giá vốn hàng bán và chi phí quản lý lần lượt tăng 40% và 222% so với báo cáo tự lập.

Công ty cho biết đơn vị kiểm toán đã thực hiện điều chỉnh trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho so với báo cáo công ty công bố trước đó.

Cổ đông mừng hụt với kết quả chuyển lãi thành lỗ

“Bi đát” hơn là trường hợp của Tập đoàn Danh Khôi, doanh nghiệp địa ốc này đã khiến cổ đông “mừng hụt” khi công bố báo cáo kiểm toán bán niên ghi nhận doanh thu chỉ đạt 2,6 tỷ đồng, giảm gần 80% so với báo cáo tự lập trước đó do bị điều chỉnh giảm doanh thu của các hợp đồng tư vấn.

Điều này khiến Danh Khôi “chuyển lãi thành lỗ” sau soát xét. Công ty báo lỗ ròng 10 tỷ đồng trong khi báo cáo tự lập trước đó báo lãi 7,1 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, Danh Khôi báo lỗ hơn 35 tỷ đồng.

Với quỹ đất “khủng” và kế hoạch tăng vốn vừa công bố, “ông trùm” bất động sản Sài Gòn - Tổng công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) cũng không tránh khỏi việc “chuyển từ lãi sang lỗ” sau kiểm toán.

Cụ thể, doanh thu thuần của Saigonres sau sáu tháng đầu giảm 21% sau kiểm toán, từ 77 tỷ đồng xuống 60 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh gấp rưỡi lên 33 tỷ đồng khiến công ty chuyển từ lãi 2,4 tỷ đồng sang lỗ ròng 23,4 tỷ đồng. Điều này cũng khiến cổ phiếu SGR của Saigonres bị rơi vào diện “cắt margin” và phần nào gây biến động mạnh trong các phiên giao dịch vừa qua.

Theo giải trình của doanh nghiệp, nguyên nhân chuyển từ lãi sang lỗ là do điều chỉnh giảm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản. Khoản thu này sẽ được chuyển sang kỳ sau khi đủ điều kiện ghi nhận. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp sau kiểm toán tăng mạnh do thực hiện trích lập dự phòng phải thu theo đề nghị của kiểm toán.

Bên cạnh loạt công ty bất động sản, nhiều doanh nghiệp ngành khác cũng buộc phải điều chỉnh giảm trong kết quả kinh doanh.

Trong đó, Tập đoàn Gỗ Trường Thành lãi ròng sau kiểm toán chỉ còn “vỏn vẹn” 122 triệu đồng, so với mức lãi 7,6 tỷ đồng tự lập trước đó. Nguyên nhân là do công ty phải bổ sung trích lập dự phòng phải thu từ khách hàng, khiến chi phí quản lý tăng từ 45 tỷ đồng lên 59 tỷ đồng.

Kết thúc quý II, công ty vẫn lỗ lũy kế tới hơn 3.230 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu chỉ còn 264 tỷ đồng, qua đó khiến cổ phiếu TTF vẫn đang nằm trong diện cảnh báo.

Ở kỳ báo cáo tài chính năm 2023, Gỗ Trường Thành cũng đã gây “thất vọng” cho các cổ đông với nhiều thay đổi so với báo cáo tự lập.

Trong đó, “chi phí khác” tăng vọt từ 8,5 tỷ đồng lên đến 92 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến công ty đang báo lãi sau thuế 4 tỷ đồng trên báo cáo tự lập chuyển thành “lỗ ngược” 144 tỷ đồng do các khoản thu hồi/phạt bổ sung về thuế hàng chục tỷ đồng trong năm 2023.

Ngoài ra, đáng chú ý, đại diện duy nhất trong ngành ngân hàng - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm sau soát xét, từ 465 tỷ đồng xuống còn 419 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.

Sự sụt giảm đến từ việc đại diện kiểm toán đã yêu cầu nhà băng này phân bổ thêm chi phí hoạt động trong nửa đầu năm 2024, từ mức 1.029 tỷ đồng tại báo cáo tự lập lên hơn 1.090 tỷ đồng.

Quan điểm thận trọng của đơn vị kiểm toán

Dễ nhận thấy, các doanh nghiệp đa phần bị điều chỉnh giảm lợi nhuận bởi “quan điểm thận trọng” của các công ty kiểm toán trong việc đánh giá lại các khoản chi phí hoạt động, lợi nhuận khác… thay vì điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh cốt lõi – vốn yêu cầu cao hơn về tính minh bạch thông tin và ít có sự đột biến.

Trong hoạt động kế toán, kiểm toán, nguyên tắc thận trọng luôn được xem là yêu cầu cơ bản và lâu đời nhất. Theo đó, thận trọng là việc phán đoán, xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để lập các ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn, chỉ được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra.

Mặc dù vậy, vì nhiều lý do, mục đích khách quan và chủ quan, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự “thận trọng” trong lập báo cáo tài chính, dẫn tới biến động mạnh về kết quả kinh doanh sau soát xét, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã và đang giao dịch/niêm yết trên sàn chứng khoán. Qua đó gây ảnh hưởng đáng kể tới không chỉ doanh nghiệp mà còn tới các cổ đông và toàn bộ thị trường.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Tài chính -  1 tuần
Đơn vị kiểm toán lo ngại khả năng của Danh Khôi trong việc thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ, hay thu hồi dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh.
Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Tài chính -  1 tuần
Đơn vị kiểm toán lo ngại khả năng của Danh Khôi trong việc thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ, hay thu hồi dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh.
'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  1 tuần

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

ABBank: Lãi lớn dù tăng trưởng tín dụng âm, chất lượng tài sản suy giảm

ABBank: Lãi lớn dù tăng trưởng tín dụng âm, chất lượng tài sản suy giảm

Tài chính -  1 tháng

Mặc dù báo lãi lớn trong kỳ vừa qua, hoạt động kinh doanh của ABBank không thuận lợi. Cả huy động, cho vay và chất lượng tài sản của ngân hàng đều giảm mạnh trong kỳ vừa qua.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Danh Khôi

Tài chính -  1 tuần

Đơn vị kiểm toán lo ngại khả năng của Danh Khôi trong việc thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ, hay thu hồi dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  2 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  3 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  4 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  8 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  8 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  23 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.