Doanh nghiệp
'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân
Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.
Công ty CP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (Haxaco) vừa công bố báo
cáo tài chính hợp nhất bán niên, qua đó tiếp tục cho thấy sự phục hồi khá tích cực của mảng kinh doanh ô tô.
Cụ thể, doanh thu thuần của Haxaco đạt 2.160 tỷ đồng, tăng 370 tỷ đồng so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ các hoạt động kinh doanh xe ô tô, phụ tùng và dịch vụ sửa chữa.
Điểm sáng trong bức tranh tài chính là chi phí lãi vay trong kỳ đã giảm mạnh xuống còn 10 tỷ đồng so với gần 27 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2023. Ngược lại, việc mở rộng thị trường, đầu tư vào dịch vụ khách hàng và quản trị nội bộ khiến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lại lần lượt tăng 16,5% và 21,7% so với cùng kỳ.
Khấu trừ các chi phí, Haxaco ghi nhận lãi ròng tăng gấp hơn
8 lần, đạt 53,7 tỷ đồng.
Mảng xe MG giúp kết quả kinh doanh khởi sắc
Theo đó, kết quả “khởi sắc” có được nhờ công ty con hoạt động
hiệu quả và tăng trưởng mạnh, đồng thời mở rộng và phát triển ổn định.
Trong khi đó, phân khúc xe sang – mảng kinh doanh truyền thống vẫn đang trong quá trình phục hồi, chưa thật sự ổn định. Các hãng xe ô tô cạnh tranh “khốc liệt” với các chính sách giảm giá, ưu đãi lớn nhằm kích cầu tiêu dùng.
Vào tháng 6 trước đó, tại lễ khai trương MG Láng Hạ (Hà Nội), Chủ tịch HĐQT Haxaco - ông Đỗ Tiến Dũng cho biết, mảng phân phối xe MG đang mang lại động lực tăng trưởng cho công ty và trở thành nguồn thu chủ yếu.
Trong một tuyên bố khác, ông Dũng ước tính 90% lợi nhuận quý II của Haxaco, tương ứng hơn 25 tỷ đồng lãi trước thuế theo BCTC quý II sau kiểm toán, được đến từ dòng xe Trung Quốc (MG) chứ không phải dòng xe Đức trong bối cảnh dòng xe sang như Mercedes-Benz đang gặp khó khăn.
Theo BCTC riêng quý II được công ty công bố trong tháng 7, mức lãi trước thuế của mảng xe Mercedes-Benz đóng góp chỉ vỏn vẹn hơn 1,1 tỷ đồng (trên tổng lãi 22 tỷ đồng hợp nhất) cùng doanh thu 714 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, mảng xe MG cùng các công ty thành viên đóng góp tới 70% tổng lãi trước thuế cho Haxaco khi đem về hơn 37 tỷ đồng lợi nhuận, qua đó trở thành nguồn chính cho kết quả kinh doanh của Haxaco trong giai đoạn vừa qua.
Được biết, MG Motor vốn là thương hiệu ô tô đến từ Anh quốc, tuy nhiên từ năm 2005, tập đoàn SAIC (Trung Quốc) đã mua lại MG. Sau đó, SAIC Motor Việt Nam chính thức tiếp quản phân phối MG tại thị trường Việt Nam.
Năm 2020, Haxaco thông báo sẽ phân phối xe của hãng MG thông qua công ty con là Công ty CP Sản xuất thương mại và dịch vụ ô tô PTM. Đây là thông tin bất ngờ với nhiều người khi Haxaco được biết đến là doanh nghiệp phân phối xe Mercedes có thị phần lớn nhất tại Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Haxaco nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.
Hiện tại, thương hiệu MG được đánh giá là có lợi thế hơn về tăng trưởng, nhờ lãi suất vay mua xe thấp, tạo động lực kích cầu người tiêu dùng mua ô tô, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế chung chưa thực sự khởi sắc.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2024, lãnh đạo công ty khẳng định kế hoạch phát
triển kinh doanh xe MG như một phần quan trọng của hệ sinh thái kinh doanh xe ô
tô của công ty.
Ông Dũng tuyên bố "tham vọng" chiếm tối đa 40% thị phần MG của Haxaco bằng cách đầu tư toàn bộ 10 đại lý không vay ngân hàng, chỉ vay để nhập xe về, với khoảng 500 nhân viên bán hàng.
Vị chủ tịch Haxaco cũng đánh giá mục tiêu lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng năm nay không phải là "quá sức". Tuy vậy sau nửa năm, Haxaco mới đi được một phần ba chặng đường.
Đánh giá triển vọng tăng trưởng, Chứng khoán DSC cho rằng, chính sách giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã được Chính phủ thông qua là thông tin vô cùng tích cực đối với các doanh nghiệp phân phối ô tô nói chung và Haxaco nói riêng khi kỳ vọng sẽ giúp đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ trong các tháng cuối năm.
Các tác động tích cực từ chính sách này đã bắt đầu
phát huy từ tháng 7 khi doanh số bán xe ô tô đã tăng 17% so với cùng kỳ. Với
việc đa phần các dòng xe Mercedes đang được Haxaco phân phối đều được lắp
rắp trong nước (trừ dòng S-class) thì tác động từ chính sách giảm thuế
này là tích cực như những giai đoạn giảm thuế trước bạ trước đó.
Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của Haxaco đạt gần
2.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm 2024. Trong đó, hàng tồn kho giảm xuống
mức 636,4 tỷ đồng, thấp hơn 8,6% so với đầu năm. Tài sản dài hạn giảm gần 31 tỷ đồng,
còn 903 tỷ đồng, chủ yếu do giảm đầu tư vào tài sản cố định và các khoản đầu tư
dài hạn khác.
Tổng
mức nợ vay của
Haxaco
đạt mức 608 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Với việc
mở rộng các đại lý phân phối bằng vốn chủ và không vay ngân hàng,
các hoạt động mở rộng trong tương lai dự kiến sẽ không làm tăng nợ
vay của công ty.
Hiện nay,
Haxaco
chủ yếu chỉ vay ngắn hạn với mục đích nhập xe. Nợ vay giảm mạnh cũng giúp cho chi phí lãi vay
trong quý II chỉ ở mức 5 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ. Với tình hình tài
chính lành mạnh, áp lực về mặt chi phí tài chính đối
với HAX là không quá lớn và
Haxaco
vẫn còn nhiều dư địa để
mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
Haxaco tìm cách bớt phụ thuộc vào Mercedes
Haxaco tìm cách bớt phụ thuộc vào Mercedes
Trong năm 2019, Haxaco đã lên kế hoạch để phân phối thêm xe ô tô thương hiệu Nissan và đặc biệt là VinFast, hãng xe mới ra mắt của Tập đoàn VinGroup.
Vẽ lại chuỗi sản xuất ô tô nội địa
Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước hiện gần như không có khả năng cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm các nước ASEAN.
Giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước
Việc giảm lệ phí trước bạ được kỳ vọng sẽ kích thích tiêu dùng nhưng quy định này chỉ có hiệu lực trong ba tháng.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
CC1 vào guồng tăng trưởng với loạt dự án trị giá 30.000 tỷ đồng
Bên cạnh vai trò nhà thầu xây dựng, CC1 còn coi lĩnh vực điện hạt nhân, metro và phát triển bất động sản là những động lực tăng trưởng.
Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ
Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.
WHA tăng tốc đầu tư khu công nghiệp ở Việt Nam giữa căng thẳng thuế quan
Dù kinh tế toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn WHA vẫn liên tiếp công bố hàng loạt dự án mở rộng tại Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn.
EVNGenco3 ‘nếm trái đắng’ vì lỗ tỷ giá
EVNGenco3 là doanh nghiệp có công suất phát điện lớn nhất đang niêm yết trên HoSE nhưng do sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn nên liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá.
Quản trị trong thời khủng hoảng
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.
Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân
Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Ẩn mình bao năm, Thành Sơn sắp toả sáng trên bản đồ du lịch cộng đồng Hoà Bình
Xã Thành Sơn, Hòa Bình đang “thức giấc” nhờ dòng vốn đầu tư du lịch đổ về, khai thác tiềm năng từng bị lãng quên.
FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan
Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.
V-Senses Dining khai trương nhà hàng tại TP.HCM
Sự kiện khai trương nhà hàng V-Senses Dining tại TP.HCM đã đánh dấu sự ra mắt của một thương hiệu ẩm thực mới mang đậm tinh thần Việt, nguyên bản nhưng đương đại.