Doanh nghiệp
Công ty Vĩnh Hoàn báo lãi kỷ lục nhờ xuất khẩu cá tra
Vĩnh Hoàn đạt lợi nhuận sau thuế 1.452 tỷ đồng trong năm 2018, tương đương lợi nhuận trong 3 trước đó cộng lại.
Năm 2018 là năm thuận lợi với ngành xuất khẩu thủy sản khi kim ngạch xuất khẩu thủy sản thiết lập mốc kỷ lục 9 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Riêng ngành cá tra đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc với kim ngạch xuất khẩu 2,26 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2017.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn), doanh nghiệp đứng đầu ngành cá tra Việt Nam có một năm kinh doanh đầy tích cực. Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.332 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, giá vốn hàng bán chỉ tăng 5% giúp lãi gộp của Vĩnh Hoàn tăng gần gấp đôi, đạt 2.042 tỷ đồng.
Trong bản tin IR tháng 12, Vĩnh Hoàn cho biết tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2018 đạt 378 triệu USD, tăng 26% so với năm trước. Trong khi sản lượng cả năm rơi nhẹ thì giá bán bình quân duy trì mức tăng 33% so với năm trước do giá nguyên liệu thô tăng.
Cải thiện mạnh biên lợi nhuận gộp, Vĩnh Hoàn còn ghi nhận doanh thu tài chính tăng gấp 3 lần, đạt 148 tỷ đồng, chủ yếu đến từ tiền gửi và lãi chênh lệch tỉ giá hối đoái. Chi phí bán hàng của công ty giảm 23%, xuống còn 209 tỷ đồng so với mức 269 tỷ đồng hồi năm ngoái.
Trong năm nay, Vĩnh Hoàn còn ghi nhận thêm một khoản lãi 86 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết. Điều này có thể đến từ việc đầu tháng 2/2018, Vĩnh Hoàn đã giảm tỷ lệ sở hữu tại công ty con Vạn Đức Tiền Giang xuống còn 35%, qua đó biến công ty này thành công ty liên kết.
Tổng kết cả năm, Vĩnh Hoàn đạt lợi nhuận sau thuế 1.452 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm trước. Con số lợi nhuận Vĩnh Hoàn đạt được trong năm vừa qua tương đương lợi nhuận trong 3 trước đó cộng lại.
Sang năm 2019, ngành cá tra được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Các chuyên gia tại Hội thảo thị trường xuất khẩu cá tra toàn cầu kỳ vọng sản lượng năm 2019 sẽ đạt 3 triệu tấn, tăng 4,6% so với năm trước.
Còn theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), năm 2018 Mỹ trở lại là thị trường xuất khẩu cá tra số 1 của Việt Nam với 549 triệu USD, tăng 60%; nhu cầu tại đây được kỳ vọng duy trì mạnh trong năm 2019 với giá giữ ở mức cao.
Trong khi đó, sau một thời gian dài suy yếu, thị trường châu Âu cũng có dấu hiệu bình phục với 244 triệu USD, tăng 20%. Trung Quốc – Hong Kong xếp hạng 2 trong tổng giá trị xuất khẩu năm 2018 với 529 tỷ USD, chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu cá tra 2018 của Việt Nam và tăng 29% so với năm trước; dư địa tăng trưởng còn rất tốt nhờ nhu cầu lớn, đa dạng về sản phẩm và mức giá. Với các thị trường trong thỏa thuận thương mại dự kiến có hiệu lực trong năm 2019 như EVFTA, CPTPP, thuế nhập khẩu cá tra từ Việt Nam sẽ nhanh chóng giảm về 0%, tạo cơ hội tốt hơn cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không ngừng nóng lên với việc Mỹ và Trung Quốc đang mang đến cơ hội cho những quốc gia khác trong vai trò xuất khẩu các mặt hàng thay thế sang cả hai thị trường rộng lớn và tiềm năng này.
Trong đó, xuất khẩu cá tra của Việt Nam có nhiều cơ hội để đẩy mạnh sang cả hai thị trường trên. Kết hợp với đề xuất của Bộ nông nghiệp Mỹ mới đây về việc công nhận cá tra của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang Mỹ sẽ là những thông tin mang tính hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất cá tra.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận định, cơ hội đầu tư vào ngành thủy sản lớn khi nhu cầu ngày càng tăng. Cụ thể, dân số thế giới sẽ vượt 8,5 tỷ người vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành đánh bắt cá từ tự nhiên sẽ không tăng trưởng để đảm bảo đa dạng sinh học. Tỷ lệ cá nuôi trong tổng nguồn cung cấp cá sẽ tăng từ 47% trong năm 2016 lên 54% vào năm 2030. Theo đó, các công ty sản xuất cá tra như Vĩnh Hoàn sẽ có cơ hội rất lớn để mở rộng sản xuất.
Thủy sản Minh Phú và Vĩnh Hoàn xuất khẩu 1 tỷ USD sau 10 tháng
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.