Đại diện IMF: Nền tảng kinh tế Việt Nam vẫn chắc chắn giữa các cú sốc

Nhật Linh Thứ ba, 04/10/2022 - 18:16

Theo đại diện IMF, nếu thực hiện tốt các giải pháp, Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua năm 2023 rất khó khăn, và hướng tới 2024 tích cực hơn nữa.

Tại buổi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây, bà Era Dabla-Norris, Trưởng đoàn giám sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về kinh tế vĩ mô và tài chính, tiền tệ của các nước hội viên, đánh giá năm 2021 và năm 2022, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục thành công so với nhiều nước khác nhờ việc tiêm chủng vaccine thành công, những giải pháp điều hành kinh tế – xã hội mạnh mẽ, quyết đoán, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, cùng những nền tảng và bệ đỡ có được từ trước đại dịch.

Bà đánh giá cao các chính sách tiền tệ, tài khóa của Việt Nam. Các công cụ chính sách được kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa là lý do giúp Chính phủ kiểm soát lạm phát; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội được triển khai một cách chắc chắn.

Cùng với đó, bà đánh giá các chính sách hỗ trợ hiệu quả các hộ gia đình và doanh nghiệp, như miễn giảm thuế, phí; hay Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp đã đưa ra nhiều quy định mới tích cực.

IMF dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ khoảng 7 – 7,5%, với lạm phát trung bình thấp hơn so với mục tiêu 4%, đồng thời thấp so với các nước trên thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ và rộng khắp.

“Đây là điều chúng tôi không quan sát được ở các nền kinh tế khác, ví dụ, nhiều nước tăng trưởng tốt nhưng lạm phát rất cao. Chúng ta có thể thấy các tin xấu đến hàng ngày, nhưng với Việt Nam, chúng ta có căn cứ để tin tưởng rằng nhìn chung, bức tranh kinh tế là tích cực bất chấp các cú sốc bên ngoài”.

Đại diện IMF: Nền tảng kinh tế Việt Nam vẫn chắc chắn giữa các cú sốc
Bà Era Dabla-Norris tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua được đoạn đường gập ghềnh thời gian tới để thực hiện được các mục tiêu trong trung và dài hạn. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Đại diện IMF nhận định các yếu tố nền tảng của Việt Nam vẫn chắc chắn và các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào Việt Nam. Nếu thực hiện tốt các giải pháp, Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua năm 2023 rất khó khăn và hướng tới năm 2024 một cách tích cực hơn nữa.

Bà cho biết thêm: “Trong hai thập kỷ qua, điều khiến chúng tôi ngưỡng mộ nhất về đất nước và con người Việt Nam là sự quyết tâm và kiên định với mục tiêu. Chúng tôi tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua được đoạn đường gập ghềnh thời gian tới để thực hiện được các mục tiêu trong trung và dài hạn”.

Dù vậy, bà cũng lưu ý thêm rằng tình hình đang có rất nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, áp lực lạm phát với Việt Nam đang gia tăng cùng với tốc độ phục hồi của kinh tế trong nước, và các rủi ro từ tình hình thế giới.

Bà Era Dabla-Norris khuyến nghị Việt Nam cần phối hợp các chính sách vĩ mô một cách cẩn trọng, đồng bộ, thống nhất, nhất quán, và làm tốt công tác truyền thông chính sách để quản lý rủi ro, giảm nhẹ tác động của các lựa chọn chính sách. Cùng với đó, triển khai tốt chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Tại buổi tiếp đoàn giám sát IMF, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn những hỗ trợ quý báu mà IMF đã dành cho Việt Nam từ những năm đầu phát triển đến nay, các hoạt động tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực thời gian gần đây, đặc biệt là các báo cáo phân tích, đánh giá và khuyến nghị cho các lĩnh vực quản lý kinh tế trong thời gian dịch bệnh Covid-19.

Thủ tướng cho biết, công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam đang được tiến hành theo hướng chủ động, chắc chắn, linh hoạt, kịp thời, quyết liệt, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam và yêu cầu thực tiễn; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, cũng không hoang mang, lo sợ trước tình hình, kiên quyết không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế, một tác động nhỏ bên ngoài có thể tác động lớn tới bên trong.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam xác định gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn là cơ hội và thuận lợi, do cạnh tranh chiến lược gay gắt, giá nguyên vật liệu đầu vào biến động, áp lực lạm phát tăng cao, các nước điều chỉnh chính sách, ngân hàng trung ương nhiều nước tăng lãi suất, các thị trường xuất khẩu lớn bị thu hẹp...

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng với đó, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; triển khai chương trình phục hồi và phát triển với quy mô tương đương 4% GDP.

Không chỉ vậy, phát triển các thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ… ổn định, lành mạnh, an toàn, bền vững…; tái cơ cấu và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, mở rộng các thị trường xuất khẩu mới...

Chuyên gia IMF: Các yếu tố giúp Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia IMF: Các yếu tố giúp Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm
Theo đánh giá của các chuyên gia IMF, Việt Nam có triển vọng kinh tế đầy lạc quan giữa bối cảnh chậm lại ở những nền kinh tế châu Á khác. Mức lạm phát tương đối thấp của Việt Nam cũng là một ngoại lệ.
Chuyên gia IMF: Các yếu tố giúp Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia IMF: Các yếu tố giúp Việt Nam dẫn đầu tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm
Theo đánh giá của các chuyên gia IMF, Việt Nam có triển vọng kinh tế đầy lạc quan giữa bối cảnh chậm lại ở những nền kinh tế châu Á khác. Mức lạm phát tương đối thấp của Việt Nam cũng là một ngoại lệ.
IMF: Chính sách tài khóa nên đóng vai trò chủ đạo

IMF: Chính sách tài khóa nên đóng vai trò chủ đạo

Tài chính -  2 năm

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6% trong năm 2022, và 7,2% trong năm 2023.

IMF ‘bày cách’ cho Việt Nam phục hồi bền vững hậu Covid-19

IMF ‘bày cách’ cho Việt Nam phục hồi bền vững hậu Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Theo IMF, Việt Nam cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chính sách vĩ mô, duy trì ổn định tài chính, cải cách quyết liệt hơn để có thể tối đa hóa tiềm năng tăng trưởng trong thế giới hậu đại dịch Covid-19.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lần thứ 2 trong 3 tháng

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới lần thứ 2 trong 3 tháng

Quốc tế -  5 năm

Báo cáo của IMF chỉ rõ leo thang căng thẳng thương mại vẫn là yếu tố rủi ro chính với triển vọng kinh tế toàn cầu

IMF: Những mối đe dọa tài chính toàn cầu đang quay trở lại thời trước khủng hoảng

IMF: Những mối đe dọa tài chính toàn cầu đang quay trở lại thời trước khủng hoảng

Tài chính -  6 năm

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF mới đây cảnh báo rằng, các mối đe dọa với hệ thống tài chính toàn cầu đang gia tăng với mức giá của các loại tài sản rủi ro đang trở lại kịch bản những năm trước khủng hoảng tài chính.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.