AIIB rót 100 triệu USD cho VPBank
Mục tiêu dự án là hỗ trợ tài chính và vốn lưu động cho các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra.
Ưu đãi chi lương doanh nghiệp online, miễn trọn đời phí dịch vụ Internet banking, tặng khóa học CEO toàn diện,…là những lời “giải đáp” mà VPBank đang dành cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trên khắp cả nước, nhằm giúp họ xử lý “bài toán” tối ưu dòng tiền doanh nghiệp khó khăn hiện nay.
Sản phẩm độc đáo
Theo số liệu của Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cuối năm 2018, Việt Nam có 593.629 SME, chiếm tới hơn 90% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Tuy nhiên, cộng đồng này nhiều năm qua vẫn gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng bởi những lý do như năng lực tài chính, khả năng quản trị hay quá trình hoạt động…..
Thấu hiểu những khó khăn mà cộng đồng SME đang gặp phải, từ năm 2012 VPBank đã xây dựng chiến lược đồng hành cùng với các SME. Cho tới nay (tháng 5/2020), VPBank đã phục vụ hơn 80.000 SME, chiếm gần 11% tổng số doanh nghiệp trên cả nước với các sản phẩm phù hợp, độc đáo, “đo ni đóng giày” với từng đối tượng khách hàng như thẻ VPBiz, ứng dụng Bizpay…
Đặc biệt, gói “Chi lương doanh nghiệp” của VPBank đang được cộng đồng SME đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Chủ doanh nghiệp SME hoàn toàn có thể thực hiện các lệnh chi lương lên đến 5.000 nhân viên chỉ bằng một giao dịch; thanh toán cùng lúc nhiều đối tác khác nhau hoặc giao dịch liên kết đa kênh trên ứng dụng VPBank Online với phương thức xác thực tiên tiến, bảo mật nhất hiện nay - Smart OTP. Người lao động nhờ đó cũng giảm đáng kể khối lượng công việc đếm tiền thủ công, cảm thấy thoải mái, linh hoạt hơn rất nhiều so với nhận lương bằng tiền mặt
Anh Minh Quang (chủ xưởng gỗ tại Đồng Kỵ, Bắc Ninh) chia sẻ, “Từ khi tôi đăng ký hoạt động trả lương qua tài khoản doanh nghiệp tại VPBank đã không những giúp các bạn kế toán tiết kiệm thời gian kiểm đếm mà công ty còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành khác, từ đó giúp chúng tôi yên tâm tập trung ổn định kinh doanh, sản xuất giai đoạn hậu Covid-19.”
Hiện nay, có khoảng 1.682 khách hàng SME đang sử dụng sản phẩm chi lương doanh nghiệp của VPBank. Qua hệ thống VPBank Online, bên cạnh việc chi trả lương, thu nhập cho người lao động, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch hằng ngày như kiểm tra thông tin tài khoản, truy vấn số dư; chuyển tiền cho đối tác, thanh toán khoản vay, quyết toán thuế… cũng như trải nghiệm nhiều tiện ích nổi bật khác như chi trả các hóa đơn điện, nước, viễn thông hay đặt vé máy bay, phòng khách sạn.
Ưu đãi ngập tràn
Song song cải tiến các tiện ích ngân hàng, từ nay đến hết ngày 31/12/2020, VPBank sẽ miễn 100% phí chuyển khoản trực tuyến liên ngân hàng cho tất cả các khách hàng SME trên toàn quốc.
Thêm vào đó, khi đăng ký sử dụng gói “Chi lương doanh nghiệp”, khách hàng SME được miễn phí trọn đời các dịch vụ Internet Banking: Chuyển khoản online, SMS Banking, thanh toán lương… và được tặng kèm voucher mua sắm đến 5.000.000 đồng. Cán bộ nhân viên của chính doanh nghiệp đó cũng được miễn phí các dịch vụ Internet Banking, miễn phí mở thẻ tín dụng và phí thường niên, được ưu tiên duyệt vay tín chấp với lãi suất ưu đãi.
Ngân hàng còn dành 200 suất tài khoản số đẹp trị giá 5.000.000 đồng, tài trợ 100% phí mua hóa đơn điện tử năm đầu tiên cho khách hàng mở tài khoản doanh nghiệp qua kênh online, kèm đó là miễn phí 1 năm dịch vụ duy trì tài khoản, phí SMS Banking. Với doanh nghiệp đang sử dụng Internet Banking thì sẽ tự động được áp dụng chính sách miễn phí và được tài trợ hơn 60% phí mua hóa đơn điện tử.
Ngoài ra, Tanca (đơn vị cung ứng giải pháp quản lý nhân sự) sẽ cung cấp 100 suất sử dụng phần mềm Tanca miễn phí trong 6 tháng cho khách hàng VPBank với đầy đủ các tính năng như quản lý nhân viên, quản lý chấm công, số hóa giấy tờ, tự động tính lương, hệ thống tính KPIs, tuyển dụng, giao việc, truyền thông, báo cáo… trị giá tương đương 7.000.000 đồng.
Đại diện VPBank cho biết theo xu hướng phát triển của thị trường, SME ngày càng có nhiều sự lựa chọn các dịch vụ tài chính hiện đại phù hợp với nhu cầu và thực tế của mình. Với lợi thế am hiểu thị trường, sở hữu nhiều sản phẩm độc đáo và ưu đãi hấp dẫn, VPBank luôn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và công nghệ hóa dịch vụ nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, gia tăng năng lực cạnh tranh. mở ra nhiều cơ hội để vượt khó và hội nhập vào tài chính số một cách thuận lợi.
Mục tiêu dự án là hỗ trợ tài chính và vốn lưu động cho các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra.
Các giải pháp hữu hiệu kiểm soát hiệu quả hoạt động và rủi ro, đi cùng với những kịch bản kinh doanh chủ động thích ứng với diễn biến dịch bệnh và điều kiện của nền kinh tế, giúp VPBank trụ vững trong nửa đầu năm 2020 và tiếp tục tạo đà tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tiếp theo.
Khác với giai đoạn trước tập trung nhiều vào tăng trưởng nóng, VPBank hiện tại đòi hỏi tăng trưởng về lợi nhuận phải đi đôi với nâng cao hiệu quả.
Mặc dù có bị ảnh hưởng ban đầu bởi Covid-19, lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý đầu năm nay của VPBank vẫn đạt hơn 2.900 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.