Tiêu điểm
Để tránh bị lừa khi giao dịch thương mại xuyên biên giới
Các doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch xuyên biên giới, đặc biệt là qua hình thức thương mại điện tử, gặp phải không ít rủi ro.

Là trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), ông Ngô Khắc Lễ không ít lần đồng hành cùng doanh nghiệp trong những chuyến đi “đòi lại công bằng” sau những lần “mắc bẫy” khi kinh doanh xuyên biên giới. Có nhiều lần thành công nhưng cũng có những lần thất bại vì chính những sơ hở, chủ quan của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch thương mại xuyên biên giới chỉ thông qua thiết bị điện tử không dây là điện thoại di động. Dù đã chuyển tiền được một thời gian dài, doanh nghiệp này vẫn không nhận được hàng trong khi vẫn duy trì liên lạc.
Nghĩ mình bị lừa, doanh nghiệp này tìm gặp ông Lễ và đề xuất ông cùng đi ra nước ngoài để tìm kẻ lừa đảo. Qua nước ngoài được mấy ngày, họ vẫn có thể tiếp tục nói chuyện với “doanh nghiệp bí ẩn” kia qua điện thoại di động. Cảnh sát nước sở tại vẫn trao đổi được với họ thông qua số điện thoại đó.
Điều đáng nói là cảnh sát nước sở tại cho biết họ không thể xác định được liệu rằng số điện thoại kia có phải thuộc mạng di động ở nước của họ hay không.
Đến lúc này, doanh nghiệp mới tìm lại số điện thoại trong hợp đồng để gọi và tra cứu thông tin thì phát hiện ra một sơ hở rất lớn ngay từ khâu đầu tiên là số điện thoại này thiếu mất một số. Các địa chỉ trên hợp đồng đều là địa chỉ ma hoặc địa chỉ của một đơn vị khác.
“Đến phía bắc của quốc gia đó thì dân cư bảo không có công ty nào như vậy. Đến chi nhánh phía nam thì hoá ra chỉ là một hiệu sách, không có dịch vụ tàu bè gì cả”, ông Lễ kể lại.

Để tránh rủi ro khi giao dịch thương mại xuyên biên giới qua thương mại điện tử, ông Lễ khuyên, đầu tiên phải điều tra đối tác cụ thể, xác định rõ phương thức lưu giữ thông tin.
Nhiều người dùng zalo, viber, lẫn lộn việc chung riêng, đến khi có tranh chấp, không phân tách được. Khi được yêu cầu hồ sơ để giải quyết tranh chấp, doanh nghiệp không lưu lại được các bản các bên đã sử dụng. Có những bản trên điện tử có thể tự động xóa khi đối tượng thay đổi.
Ông Lễ nhấn mạnh, các doanh nghiệp phải lưu giữ được các thông tin, văn bản để khi tranh chấp có thể kiểm tra. Thư điện tử cũng được coi là văn bản. Có thể sao lưu những email, đoạn tin nhắn ra nhiều nơi, và khi có tranh chấp có thể mang máy tính đến để lấy được văn bản.
Ông Nguyễn Trọng Tĩnh, Giám đốc Kênh bán hàng và phân phối ngân hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng chỉ ra 5 rủi ro khá phổ biến mà ông rút ra được trong quá trình làm việc với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Đầu tiên là rủi ro thương mại. Cụ thể, người nhập khẩu chậm hoặc không thanh toán, biến động giá cả thị trường do chính trị, thiên tai...
Để hạn chế, doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp thẩm định thông tin đối tác thận trọng (KYC), chỉ chọn đơn vị tin cậy, có lịch sử thanh toán đúng hạn. Doanh nghiệp nên chia thành nhiều đợt chuyển tiền (đặt cọc, chuyển một phần, chuyển hết khi nhận đủ hàng, kết hợp các phương thức thanh toán khác nhau như 30% bằng TT, 70% bằng L/C).
Rủi ro thứ hai là rủi ro biến động tỷ giá. Thứ ba là rủi ro về đạo đức. Chẳng hạn, người nhập khẩu không nhận hàng, từ chối thanh toán; người chở hàng biến mất, rút ruột, làm hỏng hàng; người giao nhận chứng từ cấu kết người mua rút ruột thay thế bộ chứng từ để đi lấy hàng...
MSB kiến nghị có biện pháp KYC đối tác, lựa chọn đối tác có quan hệ lâu năm, kết hợp phương thức trả trước một phần hoặc bảo lãnh ngân hàng; chọn hãng vận tải uy tín, có tên tuổi hoặc chọn phương thức thanh toán không phải thuê vận tải, lộ trình chuyên chở kiểm soát trực tuyến.
Thứ tư là rủi ro pháp lý. Khi doanh nghiệp hạn chế kiến thức có thể xác lập hợp đồng với quyền lợi bất lợi, cần lập bộ phận chuyên trách hoặc sử dụng lĩnh vực tư vấn chuyên sâu về luật pháp quốc tế.
Cuối cùng là rủi ro về vận hành. Có trường hợp trình độ tham gia của các bên còn yếu dẫn đến sai sót từ khâu soạn hợp đồng, lập chứng từ dẫn đến khả năng chậm hoặc không được thanh toán.
Xuất khẩu qua Amazon: ‘Ngon’ nhưng không dễ ‘xơi’
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong Covid qua kênh trực tuyến
Lãnh đạo Alibaba.com Việt Nam nhận định, bất chấp những khó khăn và trở ngại lớn do tác động của đại dịch Covid-19, một số ngành công nghiệp của Việt Nam đã đạt được những kỷ lục xuất khẩu đáng chú ý.
Thương mại điện tử thích ứng nhanh với đại dịch
Độ tuổi người tiêu dùng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử đã được mở rộng, họ dành nhiều thời gian trên các nền tảng thương mại điện tử hơn, sẵn sàng đặt hàng với số lượng và giá trị lớn hơn.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tính cạnh tranh trong xuất khẩu online?
Các thương hiệu thành công cùng Amazon trong 2021 là các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp làm tốt khâu tiếp thị, xây dựng hình ảnh sản phẩm và câu chuyện thương hiệu của mình như: gốm sứ Minh Long, nón bảo hiểm Royal Helmet, rong nho Trường Thọ, bào tử lợi khuẩn LiveSpo...
Mỗi phút có 14 sản phẩm "Made in Vietnam" được xuất khẩu online
Báo cáo từ Amazon Global Selling cho hay, trong năm 2021 đã có gần 7,2 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam được bán cho các khách hàng trên khắp thế giới.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
10 kỷ lục tiêu biểu của Ý và cơ hội cho doanh nghiệp Việt
"Italy in 10 Selfies - 10 kỷ lục tiêu biểu của kinh tế Ý" không chỉ là một tài liệu tự báo cáo mà còn là cầu nối hợp tác doanh nghiệp Việt - Ý.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.