Bất động sản
Đô thị méo mó do quản lý điều chỉnh quy hoạch chưa nghiêm
Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, luật pháp không cấm các dự án điều chỉnh quy hoạch, song việc điều chỉnh đó phải đúng luật và đảm bảo cân đối giữa mật độ cư dân và cơ sở hạ tầng.

Là một trong những người được coi là “cha đẻ” của đồ án quy hoạch khu đô thị Linh Đàm, ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hiện là Tổng Thư ký Hiệp Hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ rằng, ông đã rất buồn trước thực trạng hiện nay của khu đô thị sau 20 năm nhìn lại.
Theo ông Chiến, Linh Đàm có thể coi như "tác phẩm đầu tay" của ông trong những ngày đầu tiên khi về Hà Nội công tác đầu thập niên 1990. Ông xem đó như đưa con tinh thần, gửi gắm rất nhiều tâm huyết vào dự án này.
Thời đó, tên gọi ban đầu của khu đô thị Linh Đàm là khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở. Trong đó, ý tưởng chính mà ông muốn triển khai ở đây là khu dịch vụ tổng hợp nhằm kiến tạo nên một khu vui chơi giải trí quy mô phục vụ cho người dân phía Nam Hà Nội.
Có lợi ích nhóm trong điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn?
Cũng trong quy hoạch ban đầu ấy, khu Linh Đàm chỉ đáp ứng một lượng rất nhỏ cư dân về sinh sống. Dự án có quy mô gần 200ha, giải pháp quy hoạch, kiến trúc của khu đô thị là khoảng 50% mặt nước và hệ thống mật độ công viên cây xanh rất cao, 13m2/người.
Cũng chính dự án hồ Linh Đàm sau đó đã được giải thưởng kiến trúc quốc gia và giải thưởng Thăng Long của Hà Nội. Linh Đàm là một trong hai khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Thủ đô được Bộ Xây dựng công nhận.
“Một tác phẩm kiến trúc dù nhỏ nhất cũng là niềm tự hào, một tác phẩm để đời, trong khi đó Linh Đàm lại là một khu đô thị lớn. Vậy mà chỉ sau vài chục năm đã không còn nhìn ra hình hài. Đây chính là thực trạng rất đáng buồn đối với một khu đô thị", ông Chiến chia sẻ.
Theo vị chuyên gia này, những thay đổi về mục đích sử dụng đất, sự thiếu đầu tư hạ tầng, dịch vụ và tiện ích cùng với việc gia tăng dân số gấp nhiều lần so với quy hoạch đã “băm nát” khu đô thị Linh Đàm. Từ một khu đô thị kiểu mẫu, Linh Đàm giờ đây méo mó, biến dạng. Đến nay, chỉ riêng một miếng đất nhỏ cũng có đến 12 toà tháp, dân số từ vài nghìn người đã lên tới hàng vạn người gây phá vỡ quy hoạch trầm trọng.
Càng đáng buồn hơn khi Linh Đàm chỉ là một ví dụ mà còn rất nhiều khu đô thị khác rơi vào tình trạng này. Nhiều đô thị lớn của cả nước cũng đang trong hoàn cảnh tương tự, vấn đề của Linh Đàm đang phổ biến tại nhiều khu đô thị khắp cả nước.
Trong khi đó, lỗi không phải do các nhà quy hoạch ban đầu mà do khâu quản lý quy hoạch và phát triển dự án. Định hướng quy hoạch ban đầu rất tốt nhưng sau nhiều lần điều chỉnh, quy hoạch đô thị đã bị "băm nát", quá tải.
Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị nhấn mạnh, luật pháp không cấm việc điều chỉnh quy hoạch. Quy hoạch phát triển của một dự án luôn mang tính dự báo và định hướng. Sau một thời gian nhất định, nếu thấy không còn đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đòi hỏi của cư dân, chủ đầu tư có thể xin điều chỉnh lại cho phù hợp.
Tuy nhiên, việc điều quy hoạch chỉnh cần tuân thủ chặt chẽ hai nguyên tắc là đúng thẩm quyền, đúng trình tự pháp luật và việc điều chỉnh phải đi kèm với hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội của dự án. Trong khi đó, nhiều dự án hiện nay lại đang điều chỉnh quy hoạch theo hướng nhồi thêm nhà cao tầng vào khu đô thị, cắt bớt tiện ích của cư dân gây phá vỡ quy hoạch ban đầu.
Cần quản lý nghiêm việc điều chỉnh quy hoạch
Trước thực trạng phát triển đô thị của Việt Nam hiện nay, tại Tọa đàm “Phát triển các khu đô thị: Thực trạng và xu hướng mới”, GS. Đặng Hùng Võ cho rằng, theo tổng kết của Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, các khu đô thị mới thường được phát triển dưới dạng đô thị xanh, đô thị sinh thái và đô thị thông minh, song trên thực tế hầu hết các khu đô thị đều chỉ tập trung vào xây dựng nhà ở để bán.
Bên cạnh đó, một nhược điểm lớn của các khu đô thị tại Việt Nam hiện nay là chất lượng đô thị không cao. Cụ thể như việc mất cân đối giữa dân số và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường. Các nhà đầu tư luôn hướng theo việc tạo không gian ở nhiều nhất để kiếm lợi ích từ kinh doanh, trong khi lại giảm nhiều nhất các tiện ích cho hạ tầng, không gian công cộng.
Các hạng mục phục vụ tiện ích của cư dân có thể do các cơ quan chức năng có thẩm quyền quy hoạch cho cắt xén nhưng cũng có thể do nhà đầu tư tự cắt xén để thay đổi quy hoạch, xây thêm nhà cao tầng nhằm mục đích lợi nhuận.
Về giải pháp cho các khu đô thị này, theo ông Võ, trong trường hợp nhà đầu tư đã hoàn thiện dự án và đi rồi thì chính quyền địa phương phải đưa ra các biện pháp khắc phục như tự bố trí kinh phí để đầu tư nhà trẻ, bệnh viện, công viên. Chính quyền phải điều chỉnh quy hoạch lần nữa, các tiện ích đã bị cắt xén rồi thì phải bổ sung lại cho cư dân, lấy kinh phí địa phương xây dựng.
Còn nếu nhà đầu tư còn ở đó và đang tiếp tục xây dựng dự án thì chính quyền phải có giải pháp để bắt nhà đầu tư xây dựng thêm các hạng mục tiện ích, không gian công cộng cho cư dân. Không có chuyện chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước chịu "thua" nhà đầu tư, để cho nhà đầu tư mặc sức thay đổi quy hoạch sai phép.
Mặt khác, ông Võ cũng nhấn mạnh, vấn đề phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch là hai vấn đề hết sức quan trọng. Các cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý, giám sát nghiêm việc thực hiện đúng quy hoạch của dự án. Trong trường hợp dự án buộc phải điều chỉnh, chủ đầu tư phải đảm bảo quy hoạch đó phải theo hướng có lợi cho người dân trong khu đô thị, có lợi cho sự phát triển chung của dự án, cộng đồng dân cư. Tránh việc nhiều nhà đầu tư vẫn tự ý điều chỉnh quy hoạch theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, đẩy người dân vào khó khăn, bức xúc.
Đồng thời, ông Võ cho rằng, các cơ quan quản lý phải công khai thông tin quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch trên trang thông tin điện tử để mọi người dân đểu được biết và nêu quan điểm, cho ý kiến về quy hoạch được sửa đổi.
Đô thị lớn của Việt Nam biến dạng do 'quy hoạch ngược'
'Nhà đầu tư vừa tham lại vừa gian thì sao quy hoạch không bị phá vỡ?'
Thiếu đi một kế hoạch tổng thể được nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc, cuộc đua bất động sản tại Việt Nam hiện nay được nhiều chuyên gia ví như một đường chạy không biên với dấu chân để lại là những mảng bê tông xẻ khít đô thị.
Bốn nhóm giải pháp quy hoạch và tài chính để cải tạo và phát triển đô thị TP. HCM
Kiến trúc sư Nguyễn Đình Hoà đã đưa ra bốn nhóm giải pháp kết hợp quy hoạch và tài chính để triển khai thực hiện dự án cải tạo và phát triển đô thị một cách thông minh, một góc nhìn tích cực vào những điểm trọng yếu nhất của quy hoạch đang ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bất động sản.
Vì sao quy hoạch đô thị bị phá vỡ?
Hạ tầng giao thông đô thị và hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ cộng đồng theo quy hoạch được phê duyệt thuộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước được triển khai quá chậm so với nhu cầu và tốc độ đô thị hoá của Thành phố.
Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long
Theo điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố phát triển theo mô hình đa cực, trong đó lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối, hướng phát triển đô thị theo hành lang ven biển vịnh Hạ Long với bốn vùng phát triển.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.