Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang ở đáy 'đường cong nụ cười'

Việt Hưng Thứ năm, 06/04/2023 - 12:42

Dù doanh thu toàn ngành phần cứng điện tử Việt Nam đạt 135 tỷ USD năm 2022, nhưng kết quả này có được chủ yếu đóng góp bởi phần lớn từ khối doanh nghiệp FDI.

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông mỗi năm tăng từ 6-9% và thường vượt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước.

Cụ thể, trong năm 2022 doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT tại Việt Nam đạt 148 tỷ USD. Trong đó, phần mềm chiếm khoảng 6 tỷ USD, phần cứng điện tử là 135 tỷ USD chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông nhìn nhận, những kết quả đạt được trên chủ yếu đóng góp phần lớn từ khối doanh nghiệp FDI.

Theo ông Nghĩa, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về quy mô, công nghệ; thị trường trong nước chủ yếu từ nhập khẩu hoặc các nhãn hiệu nước ngoài. Ở mảng phần cứng có đến 99% các thiết bị điện tử viễn thông tại Việt Nam đang sử dụng là nhập khẩu từ nước ngoài.

Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang ở đáy 'đường cong nụ cười'
Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang ở đáy 'đường cong nụ cười'

Đồng quan điểm, ông Phạm Hải Phong - Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công thương (Bộ Công thương) cho hay, các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam đang được định vị ở cuối đồ thị nụ cười - tức là thuộc phần sản xuất linh kiện đầu vào bậc thấp, sản xuất lắp ráp một số sản phẩm đơn giản.

Trong khi đó, các khâu quan trọng của chuỗi sản xuất như R&D, xây dựng thương hiệu, thiết kế, logistics, tiếp thị, bán hàng,... đều thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Lớp có giá trị gia tăng lớn nhất của đường cong là các nhà sản xuất, lắp ráp lớn có thương hiệu, phát triển sản phẩm cuối cùng thường nắm các khâu R&D, xây dựng thương hiệu và bán hàng.

Chia sẻ về thực trạng của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có đặc thù là thâm dụng lao động lớn.

Điều đó ngược hẳn với ngành công nghiệp điện tử ở các nước khác. Nguyên nhân do Việt Nam chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Theo bà Hương, các doanh nghiệp điện tử nội địa đang gặp thách thức lớn về việc đảm bảo đủ năng lực về công nghệ, nhân lực và quản trị sản xuất.

Thách thức thứ hai đến từ những áp lực phải đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng giao, đồng thời tuân thủ quy định khắt khe của người mua hàng (các công ty đa quốc gia). Bên cạnh đó là việc phải chịu sự đánh giá và kiểm soát của các công ty đầu chuỗi với những yêu cầu tối ưu hóa quá trình sản xuất hàng ngày.

Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang ở đáy 'đường cong nụ cười' 1
Việt Nam chủ yếu mới tập trung vào khâu lắp ráp phần cứng điện tử

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp điện tử Việt Nam đề xuất Chính phủ và Quốc hội cần ban hành các chính sách một cách nhất quán, ổn định, có tiên lượng lâu dài, trong đó ưu tiên cho doanh nghiệp nội.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam mong muốn các cơ quan Chính phủ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật xuất nhập khẩu, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, kết nối thương mại.

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, để giải quyết bất cập về chính sách, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử Việt Nam, ngày 31/12/2022, Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTTTT về xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm.

Đây là chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội trong sản xuất sản phẩm CNTT, giải quyết bất cập chênh lệch về thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện.

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết, để giải quyết bất cập về chính sách, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử Việt Nam, ngày 31/12/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTT&TT xác định nguyên liệu vật tư linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm.

Đây là chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước trong sản xuất sản phẩm CNTT, giải quyết bất cập chênh lệch về thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu vật tư linh kiện.

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Tiêu điểm -  2 năm
Ngành nội dung số tại Việt Nam tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc phát triển chưa được như kỳ vọng, bởi còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, đặc biệt trong hoạt động quản lý nội dung và thuế.
Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Việt Nam cần cơ chế ưu đãi thuế thúc đẩy lĩnh vực nội dung số

Tiêu điểm -  2 năm
Ngành nội dung số tại Việt Nam tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng việc phát triển chưa được như kỳ vọng, bởi còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc, đặc biệt trong hoạt động quản lý nội dung và thuế.
Công nghiệp ảm đạm, Bắc Ninh ‘đứng bét’ về tăng trưởng kinh tế

Công nghiệp ảm đạm, Bắc Ninh ‘đứng bét’ về tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  2 năm

Từ một tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, Bắc Ninh đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, khi sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm tới gần 20%.

Chính phủ phê duyệt đề án xây 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Chính phủ phê duyệt đề án xây 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Tiêu điểm -  2 năm

Thị trường bất động sản sẽ có ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 với nhiều ưu đãi mới được bổ sung cho cả người mua nhà và các chủ đầu tư.

ADB: Động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng 2023

ADB: Động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng 2023

Tiêu điểm -  2 năm

ADB đánh giá việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công là rất quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế.

Bộ, ngành làm gì trước ‘khó khăn nhiều hơn cơ hội’?

Bộ, ngành làm gì trước ‘khó khăn nhiều hơn cơ hội’?

Tiêu điểm -  2 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan trực thuộc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra hôm nay.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  9 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  19 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  20 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  9 giờ

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  15 giờ

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  15 giờ

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  18 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.