Tiêu điểm
Doanh nghiệp ô tô Việt sẽ gặp nhiều 'sóng gió' trong năm 2018
Ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công dự báo, với xu hướng nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc về Việt Nam tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, thách thức đặt ra đối với các nhà sản xuất lắp ráp trong nước sẽ là rất lớn.
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2017, toàn thị trường ô tô đạt doanh số 278.600 xe (bao gồm các dòng xe du lịch, xe tải, xe khách/bus và một số loại xe khác), giảm khoảng 9,3% so với năm 2016.
Trong đó, các sản phẩm xe du lịch chiếm tỷ trọng 62% (tương đương với 173.485 xe), giảm 9,9% so với năm 2016; các dòng xe tải, xe khách/bus chiếm gần 35% (khoảng 99.082 xe) trong cơ cấu xe bán ra năm 2017.
Theo đánh giá của ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Công ty CP Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, thị trường ô tô trong năm qua chứng kiến một năm nhiều khó khăn đối với các hãng xe khi nhu cầu thị trường có sự biến động so với giai đoạn tăng trưởng ổn định trước đó từ năm 2013 – 2016.

Lý giải thực trạng này, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 ngành công thương, ông Đức cho biết, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ tâm lý chờ đợi của khách hàng về viễn cảnh thị trường năm 2018, với giá xe thấp hơn khi Hiệp định thương mại tự do AFTA có hiệu lực tối đa với mức thuế suất 0% cho các sản phẩm xe ô tô nhập khẩu trong nội khối ASEAN.
Xét về tầm ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường ô tô trong nước, việc đưa các dòng thuế nhập khẩu ô tô về 0% trong năm 2018 sẽ khiến các sản phẩm ô tô nguyên chiếc (CBU) được nhập khẩu từ ASEAN về Việt Nam với mức giá rất cạnh tranh. Điều này dẫn đến cơ hội của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước ngày càng bị thu hẹp, ông Đức cho hay.
Cùng với đó là những khó khăn trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước đòi hỏi mức đầu tư và sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sản xuất nội địa.
Trong khi đó, theo ông Đức, nền tảng sản xuất của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở mức lắp ráp CKD đơn giản, hoặc sản xuất các linh kiện còn ở quy mô rất nhỏ, rời rạc. Do đó, khi AFTA có hiệu lực hoàn toàn thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam rất khó có thể tồn tại, duy trì và phát triển được theo định hướng và chiến lược của Chính phủ.
Bên cạnh đó, theo Tổng giám đốc Hyundai Thành Công, trong dài hạn, áp lực nhập siêu của nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, gây mất cân đối cán cân thương mại và bất ổn về kinh tế vĩ mô. Việc này đặt ra thách thức đối với các sản phẩm lắp ráp, sản xuất trong nước sẽ phải đầu tư mạnh mẽ hơn cũng như tiết giảm chi phí tối đa để đảm bảo giá thành cạnh tranh.
Mặt khác, theo ông Đức, các ưu đãi đưa ra (cụ thể theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP) là chưa đủ mạnh để tạo ưu thế đáng kể cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước so với các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN mà mới chỉ thu hẹp khoảng cách về khả năng cạnh tranh giữa sản phẩm xe ô tô lắp ráp trong nước với xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Cụ thể, hiện tại theo tính toán của doanh nghiệp, mức giảm giá bán lẻ cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp theo cơ sở từ Nghị định 125/2017/NĐ-CP tối đa chỉ dao động từ 12 – 15%. Trong khi đó, nếu được giảm thuế từ 30% - 0%, các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc sẽ có thể giảm từ 23 – 25% giá bán lẻ so với hiện nay.
Các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp phải gánh rất nhiều chi phí khác nhau liên quan đến đầu tư, vận hành nhà máy, các chi phí kho bãi để đáp ứng được khối lượng linh kiện nhập khẩu rất lớn cũng như các chi phí để truyền thông, quảng bá, phân phối sản phẩm để tạo ưu thế.
Vì vậy với các ưu đãi theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP đưa ra, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN.
Kiến nghị thêm ưu đãi cho ngành ô tô trong nước
Từ thực tế thị trường, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công đã đề xuất hàng loạt kiến nghị đối với Bộ Công thương và Bộ Tài chính điều chỉnh, ban hành các chính sách liên quan đến thuế phí cho lĩnh vực sản xuất này.
Theo đó, trong ngắn hạn, Tập đoàn Thành Công kiến nghị miễn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho phần giá trị sản xuất trong nước áp dụng đối với sản phẩm ô tô (các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ đã áp dụng từ khá lâu) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước, đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm cũng như dễ dàng hơn trong việc tiếp cận đầu ra.
Hiện tại tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm ô tô tại Việt Nam, ngoại trừ các loại xe tải dưới 7 tấn và xe khách từ 25 chỗ trở lên, còn khá thấp. Với thực trạng đó, sẽ rất khó để các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước có thể xuất khẩu sang các thị trường lân cận.
Vì sao Bộ Tài chính quyết tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô bán tải?
Để cải thiện tình hình này, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công cho rằng, giải pháp miễn thuế TTĐB cho phần giá trị sản xuất trong nước là giải pháp rất tối ưu.
Các doanh nghiệp sẽ phải tự chủ động nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, không dừng ở việc lắp ráp đơn thuần, nếu muốn tiết kiệm chi phí trong dài hạn và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ hai, kiến nghị Chính phủ miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam cùng với các cam kết của doanh nghiệp về đầu tư dài hạn, sản lượng và sử dụng nhân lực, chuyển giao công nghệ.
Giải pháp này sẽ giúp thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất linh kiện trong và ngoài nước. Với việc được tối ưu hóa chi phí đầu vào, các nhà sản xuất linh kiện sẽ có thể cung cấp ra thị trường những linh kiện nội địa hóa với mức giá cạnh tranh hơn so với các linh kiện nhập khẩu. Từ đó sẽ dễ dàng tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đề xuất nâng thời hạn bảo lãnh thanh toán thuế từ 30 ngày lên 8 tháng để đảm bảo giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính cho cơ quan thuế và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Về dài hạn, Hyundai Thành Công đề xuất Chính phủ có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam.
Đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và dòng xe chưa có trung tâm sản xuất tại ASEAN, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ô tô đa quốc gia.
Hơn 86.000 xe ôtô được bán từ đầu năm 2017
'Muốn mua xe ô tô giá ưu đãi phải đợi sau Tết Nguyên đán 2018'
Giá bán thực tế của các mẫu xe ô tô trong tháng 1/2018 đang tăng trở lại khoảng từ 10 - 40 triệu đồng sau đợt khuyến mãi cuối năm 2017.
Hyundai dự tính mở nhà máy sản xuất ô tô tại Việt Nam
Nhà sản xuất ô tô của Hàn Quốc Hyundai mới đây đã cho biết công ty này đang cân nhắc việc xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô tại Đông Nam Á và Việt Nam có thể được lựa chọn cùng với Indonesia.
Toyota thu hồi thêm 601.000 xe ô tô do lỗi túi khí
Toyota đang thu hồi thêm 601.000 chiếc xe tại Mỹ để thay thế máy bơm túi khí Takata bị lỗi và có khả năng gây thương vong.
Giá ô tô 2018: Thuế bằng 0% nhưng giá xe khó giảm sâu
Cầu tăng, cung giảm cùng với việc nhiều dòng xe không đáp ứng được các quy định mới sẽ khiến giá xe trong năm 2018 khó có thể tiếp tục giảm sâu.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.