Leader talk

Doanh nghiệp Việt vì một 'Việt Nam 2045'

Quỳnh Chi Thứ bảy, 06/03/2021 - 11:04

Sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam thăng hạng

Vượt qua những khó khăn, thách thức trong năm 2020 mà đặc biệt là trước cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ do Covid-19 gây ra, Việt Nam vẫn ghi được những dấu ấn đậm nét trong mắt cộng đồng quốc tế.

Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu của Brand Finance cho thấy năm 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN thăng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu nhờ sự tăng hạng vượt bậc về thương hiệu quốc gia và những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được trong năm vừa qua.

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới.

Theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam đã phát huy tương đối tốt mọi khía cạnh của quyền lực mềm, đặc biệt là sự hội nhập của thương hiệu quốc gia Việt Nam và các thương hiệu sản phẩm hàng đầu. Uy tín quốc gia của Việt Nam trong năm qua đã tăng lên phần lớn nhờ chủ trương và phản ứng nhanh nhạy của Chính phủ cũng như sự năng động và nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp không chỉ trở thành mũi nhọn tại một số lĩnh vực đầu tư trong nước mà đã và đang xây dựng, phát triển thành công những sản phẩm, công trình mang tầm vóc khu vực và thế giới, giúp thăng hạng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Những cái tên nổi bật có thể kể đến như Viettel, Thaco, Vingroup, Tập đoàn TH…

Hướng đến thực hiện thành công kế hoạch kinh tế 5 năm tới (2021 - 2025) và mục tiêu năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra, vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân rất được Chính phủ coi trọng.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), tương lai phát triển của đất nước phụ thuộc vào sự thịnh vượng của các doanh nghiệp tư nhân. Chỉ khi nào đội ngũ doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, Việt Nam mới có thể "hoá rồng, hoá hổ".

TS. Trần Đình Thiên: Kinh tế tư nhân vẫn rất nhỏ bé và yếu kém

Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của đất nước cũng được các chuyên gia kinh tế như PGS.TS Trần Đình Thiên hay GS. Trần Văn Thọ nhấn mạnh. 

Ông Thiên nói, cần phải khẳng định và tiếp tục coi nền kinh tế tư nhân là nền tảng, coi tập đoàn kinh tế tư nhân là trụ cột cho một cường quốc kinh tế tương lai, có như vậy mới đạt được mục tiêu.

Trong khi đó, ông Thọ đánh giá, phần lớn doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ bé. Mặc dù chiếm trên 35% GDP như năng suất còn thấp, luôn ở vị trí bất lợi trong thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai. 

Vị giáo sư này cho rằng, trước mắt phải đẩy mạnh cải cách các thị trường vốn, đất đai, tạo điều kiện cho thành phần này chuyển dịch sang khu vực kinh tế hiện đại, có tổ chức ở quy mô lớn và kết nối với doanh nghiệp FDI.

Song, Chủ tịch VCCI lưu ý, định hướng chính sách phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn tới không phải tăng số lượng, mà nâng cấp chất lượng, quy mô doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp lớn, cỡ vừa.

Việc xây dựng một lực lượng doanh nghiệp chất lượng cao được dẫn dắt bởi đội ngũ doanh nhân trí thức có tài, có tâm và tầm đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nhân khác trên quốc tế cũng là quan điểm của chính những người làm doanh nghiệp, doanh nhân.

Còn nhớ trong cuộc đối thoại, tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt ra các yêu cầu cụ thể với cộng đồng doanh nhân. Một là không trông chờ, ỷ lại. Hai là cần tái cơ cấu mạnh mẽ, nâng cao quản trị để phát triển bền vững. Ba là áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ để nâng cao sản xuất, cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải có ‘3 giữ’ là giữ lao động, giữ vững và phát triển thị trường và nhất là giữ danh dự, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam. Những gửi gắm này đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ TP. HCM cho rằng, doanh nhân trẻ là thành phần quan trọng trong việc thực hiện khát vọng 2045, sớm đưa Việt Nam thành một nước phát triển, có thu nhập cao trên nền tảng kinh tế tri thức lấy đổi mới sáng tạo là trung tâm tạo động lực cho sự phát triển.

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Dưới góc độ của doanh nghiệp, ông Trường cho rằng, môi trường kinh doanh cần được cải cách để đi vào thực chất, nâng cao chất lượng và mang lại hiệu quả thực tiễn cho doanh nghiệp và lợi ích cho quốc gia. Đồng thời, tạo ra và bảo vệ các chính sách có lợi cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nhìn nhận, thách thức của Việt Nam không chỉ là việc thiếu doanh nghiệp đầu tàu mà là định vị các doanh nghiệp này, việc liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, đang tự phát triển và cạnh tranh theo kiểu “quân ta đánh quân mình”.

Theo ông Đoàn, nhà nước phải giữ vị trí tổng công trình sư, hoạch định chính sách dài hạn đối với các ngành nghề; phân định rõ vai trò của các khu vực kinh tế cũng như các cơ quan công quyền cần đi sâu vào thực tế của các doanh nghiệp để tăng cường sự thấu hiểu, có như vậy mới có chiều sâu trong chính sách.

Là một người làm khởi nghiệp đặt nhiều tâm huyết cho câu chuyện phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng hiện đại ứng dụng block chain, nhà sáng lập Biophap Tyna Hà Giang cho rằng, muốn duy trì và phát triển thương hiệu quốc gia thì yếu tố đầu tiên và kiên quyết mà các doanh nghiệp cần có là chất lượng sản phẩm đối với sức khoẻ người tiêu dùng khi sản phẩm Việt đang có mặt rộng khắp trên thế giới. Yếu tố thứ hai là sự đổi mới sáng tạo trong sản phẩm, việc này đòi hỏi thay đổi tư duy cởi mở để thích nghi với các thói quen tiêu dùng hậu Covid.

Cô đề xuất, để có những kỳ lân giúp các sản phẩm tốt với giá hợp lý cho thị trường việt và mang thương hiệu việt nam đi xa, cần có chính sách như: giảm thuế giá trị gia tăng trên các sản phẩm đổi mới sáng tạo, giúp kích cung và cầu; giáo dục phổ cập chuyển đổi số cho các cấp và đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể cạnh tranh và lớn mạnh.

“Sự phát triển mạnh về tinh thần khởi nghiệp lẫn hành động thay đổi trong chuỗi cung ứng của cộng đồng sẽ giúp cho các sản phẩm độc đáo và mang tính cạnh tranh về giá”, Tyna Giang nói.

Tăng trưởng bền vững, liên tục dựa trên tri thức, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) - GS.TS Nguyễn Đức Khương, phải là trọng tâm, là kim chỉ nam của chính sách kinh tế. 

Ông cho rằng đang có cơ hội lớn để xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam, có thể là “Việt Nam - đất nước của sáng tạo” trên nền tảng một nền kinh tế tự cường, bền vững và có khả năng chống chịu cao với bất ổn từ bên ngoài.

Hai chữ bền vững được ông nhấn mạnh. Tuy nhiên ông cho rằng, tăng trưởng không phải là “diệu dược” cho tất cả vấn đề. Do đó, chất lượng cuộc sống của người dân, với các yếu tố như hạnh phúc, an toàn, sự hài lòng về thể chất và tinh thần, mới là thước đo đánh giá ý nghĩa to lớn của việc trở thành một nước phát triển.

Vào chiều ngày 6/3/2021, Thủ tướng Chính phủ sẽ có cuộc tọa đàm với đại diện doanh nghiệp, trí thức với chủ đề “Đối thoại 2045” nhằm thể hiện quyết tâm chung sức, đồng lòng hướng tới mục tiêu đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế Việt Nam 10 năm tới

Ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế Việt Nam 10 năm tới

Tiêu điểm -  4 năm
Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là ba đột phá chiến lược được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế Việt Nam 10 năm tới

Ba đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế Việt Nam 10 năm tới

Tiêu điểm -  4 năm
Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là ba đột phá chiến lược được nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Triết học cho doanh nghiệp, doanh nhân

Triết học cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

“Triết học – doanh nghiệp – Doanh nhân” là tên khóa học mới nhất về triết học dành cho doanh nghiệp, doanh nhân do bộ môn triết học và Viện Đào tạo quốc tế (Đại học Hoa Sen) tổ chức dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Bùi Văn Nam Sơn sẽ khai giảng vào ngày 15/4/2021.

Thiết kế doanh nghiệp hạnh phúc

Thiết kế doanh nghiệp hạnh phúc

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Chưa bao giờ, nhu cầu sống hạnh phúc lại cần thiết như ngày nay. Hàng triệu con người trên toàn thế giới đột nhiên thất nghiệp. Hàng tỷ người bị ảnh hưởng về kinh tế, giảm thu nhập. Tất cả chúng ta dường như đều có lý do để trở nên bất an hơn. Liệu chúng ta có thể cảm nhận được hạnh phúc ngay cả trong giữa những khó khăn, thách thức khổng lồ mà toàn thế giới đang đối mặt? Phải chăng, khi chúng ta làm được, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với chính mình ngày hôm qua?

Nền quản trị mới cho doanh nghiệp thời biến động

Nền quản trị mới cho doanh nghiệp thời biến động

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Doanh nghiệp cần gì để có thể đứng vững trong một thời đại có nhiều biến động và khó lường như hiện nay? Là câu hỏi lớn và thường trực mà mỗi doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp thường đặt ra và nỗ lực tìm lời giải. Những chia sẻ của ông Giản Tư Trung, nhà sáng lập Học viện Quản lý PACE, sẽ phần nào góp thêm vào những lời giải hữu ích cho các doanh nhân và doanh nghiệp.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp

Khởi nghiệp -  4 năm

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng mới do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho các doanh nghiệp càng nỗ lực đẩy nhanh các ứng dụng công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  7 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  3 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  3 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  4 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  4 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  7 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  7 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  8 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.