Tiêu điểm
Doanh thu vận tải hàng không của Vietjet lần đầu vượt 53 nghìn tỷ đồng
Việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có và mở mới các đường bay quốc tế đã đem lại cho Vietjet kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2023, với doanh thu vận tải hàng không đạt tới 53,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 58,3 nghìn tỷ đồng.
Ngày 26/4, Công ty CP Hàng không Vietjet (VJC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.
Tiên phong mở rộng mạng đường bay quốc tế
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 cho thấy, dù kinh tế Việt Nam và thế giới tiếp tục gặp nhiều thách thức, tỉ giá biến động, giá xăng dầu ở mức cao, Vietjet đã ghi nhận hoạt động kinh doanh tích cực, ổn định, mở rộng mạnh mẽ mạng bay quốc tế, thúc đẩy doanh thu, đảm bảo cân đối tài chính với nhiều chỉ số tài chính tăng bằng lần.
Hãng đã khai thác an toàn 133 nghìn chuyến bay, vận chuyển 25,3 triệu lượt hành khách, trong đó hơn 7,6 triệu khách quốc tế, tăng tới 183% so với năm 2022.
Năm 2023, Vietjet đã mở mới 33 đường bay quốc tế và quốc nội, đặc biệt là hãng hàng không có nhiều đường bay nhất giữa Việt Nam và năm thành phố lớn nhất của Australia, mở nhiều đường bay đến Ấn Độ, đường bay kết nối trực tiếp giữa thủ đô Hà Nội với Jakarta (Indonesia) - là đường bay nhiều thập kỷ qua chưa hãng nào khai thác.
Hãng tăng tần suất khai thác đến các nước Đông Bắc Á, trở thành hãng hàng không Việt Nam có tần suất bay nhiều nhất đến các thành phố của Nhật Bản, Hàn Quốc.
Các đường bay quốc tế của Vietjet đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại giao, phát triển kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước.
Vietjet liên tục đầu tư vào đội tàu bay những thế hệ tàu bay mới hiện đại, an toàn, thân thiện môi trường.
Tính đến ngày 31/12/2023, đội tàu bay của Vietjet gồm 105 tàu bay, bao gồm tàu bay thân rộng A330s, góp phần tối ưu nguồn lực, tiết kiệm nhiên liệu, giúp hãng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (ESG) trong dài hạn.
Bắt đầu hành trình giảm thải CO2 từ hơn 10 năm trước, đến năm 2023, đội tàu bay của Vietjet đã lớn mạnh, tối ưu nguồn lực, tiết kiệm từ 15 – 20% nhiên liệu và đặc biệt là bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển các công nghệ xanh…
ESG sẽ tiếp tục là mục tiêu chiến lược của hãng trong dài hạn, đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của Vietjet khi giúp tối ưu nguồn lực, tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải CO2 với đội tàu bay mới và hiện đại.
Chú trọng công tác đào tạo nhân lực, năm 2023, Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) đã đào tạo hơn 97.000 lượt học viên với 6.300 khoá học, đưa vào khai thác buồng lái mô phỏng số 3, tiếp tục là Trung tâm đào tạo phi công quốc tế hàng đầu trong khu vực.
Kết quả kinh doanh, tài chính vượt trội
Việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có và mở mới các đường bay quốc tế đã đem lại cho Vietjet kết quả kinh doanh vượt trội trong năm 2023 với doanh thu vận tải hàng không đạt tới 53,7 nghìn tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 58,3 nghìn tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 86,9 nghìn tỷ đồng. Số dư tiền và tương đương tiền đạt 5.051 tỷ đồng, gấp hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước, đảm bảo năng lực tài chính cho hãng.
Vietjet đi đầu trong xếp hạng tín nhiệm theo định hướng của Bộ Tài chính, với xếp hạng tín nhiệm VnBBB-, thuộc nhóm cao nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong năm 2023, Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp cho ngân sách khoảng 5.200 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/năm 2024, Vietjet khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển được hơn 6,3 triệu lượt hành khách.
Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 17.792 tỷ đồng và 539 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.770 tỷ đồng.
Phát huy văn hóa doanh nghiệp với tinh thần chung tay giúp đỡ cộng đồng, Vietjet duy trì những chuyến bay miễn phí phục vụ học sinh nghèo, công nhân, người lao động.
Vietjet đồng hành cùng các chương trình thiện nguyện, tặng quà cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa, tặng quà trẻ em các làng trẻ SOS và trao tặng hàng chục nghìn suất học bổng cho các tấm gương hiếu học vượt khó, học tập tốt.
Kết quả kinh doanh cũng là minh chứng cho hàng loạt giải thưởng mà Vietjet được tạp chí hàng đầu thế giới về hàng không - AirlineRatings vinh danh trong năm 2023 như top 20 hãng hàng không chi phí thấp an toàn nhất thế giới, hãng hàng không chi phí thấp có dịch vụ trên tàu bay tốt nhất, hãng hàng không siêu tiết kiệm tốt nhất thế giới.
Tạp chí tài chính cao cấp của Vương Quốc Anh - International Finance vinh danh Vietjet là “hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất” và “hãng hàng không quản trị tài chính tốt nhất”.
Kế hoạch tăng trưởng cao trong năm 2024
Nối tiếp những thành quả đã đạt được trong năm 2023, Vietjet tiên phong kết nối Việt Nam với thế giới, mang thế giới tới Việt Nam.
Từ đầu năm 2024 đến nay, với khẩu hiệu “bay khắp thế giới, làm mới chính mình”, Vietjet tiếp tục công bố và khai trương các đường bay quốc tế mới gồm Phú Quốc – Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), TP.HCM – Thành Đô, Tây An (Trung Quốc), TP.HCM – Viêng Chăn (Lào) và các đường bay từ Hà Nội đến Hiroshima (Nhật Bản), Sydney, Melbourne (Australia).
Bên cạnh đó, Vietjet tiếp tục là nhân tố kết nối các địa phương, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế khắp các vùng miền.
Tận dụng nền tảng công nghệ số hiện đại và hệ sinh thái dịch vụ hàng không toàn diện, Vietjet liên tục đem đến nhiều sản phẩm, dịch vụ mới và sáng tạo, không ngừng nỗ lực nâng cao trải nghiệm khách hàng nhằm mang tới niềm vui, sự hài lòng cho tất cả khách hàng.
Về kế hoạch năm 2024, đại hội đã thông qua kế hoạch doanh thu vận tải hàng không đạt hơn 59.000 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt hơn 65.500 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 12,4% so với năm 2023; khai thác an toàn 142.000 chuyến bay, vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách.
Đại hội đã thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với việc chia cổ tức và tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu với tỉ lệ tối đa 25%.
Đại hội cũng thông qua nhiều nội dung quan trọng nhằm mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, linh hoạt thích ứng với diễn biến thị trường, dẫn đầu trong các xu hướng và tạo lập những cơ hội mới.
Vietjet sẽ giữ vững ổn định thị trường nội địa với quy mô dẫn dắt; mở rộng mạng bay khắp thế giới với những điểm đến mới tại khu vực Nam Á, Trung Á, Úc và hướng đến châu Âu.
Doanh thu của Vietjet tăng 56% lên 62.500 tỷ đồng
Vietjet công bố đường bay mới từ TP. HCM đi Trung Quốc
Ngày 10/04/2024, tại Diễn đàn Chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Vietjet tưng bừng kỷ niệm 10 năm mở đường bay đến Trung Quốc và công bố đường bay thẳng kết nối TP. HCM với Tây An, Trung Quốc.
Vietjet tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận
Với việc tăng trưởng mạnh mẽ mạng bay quốc tế, doanh thu hàng không năm 2023 của Vietjet đạt 53,7 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận từ vận tải hàng không 471 tỷ đồng.
Vietjet dẫn đầu 3 hạng mục tại thị trường hàng không châu Á – Thái Bình Dương
Vietjet là hãng hàng không chi phí thấp tăng trưởng mạnh nhất về năng lực khai thác trên các đường bay ngắn, tăng trưởng tần suất trên các đường bay ngắn và tăng trưởng mạng bay tốt nhất thị trường hàng không châu Á – Thái Bình Dương.
Vietjet sẽ mở đường bay Hà Nội - Melbourne
Sáng ngày 5/3, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Australia 2024, Vietjet đã công bố đường bay mới kết nối Melbourne với Thủ đô Hà Nội, đáp ứng nhu cầu di chuyển giữa hai thành phố trung tâm hàng đầu của hai nước.
Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025
Nhằm hướng tới GDP tăng 8% trở lên trong năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, tăng tín dụng 16%, điện năng 13%, đẩy mạnh đầu tư công từ đầu năm.
Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số
Lãnh đạo trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tin rằng giáo dục là chìa khóa để mở ra tương lai cho kỷ nguyên số bền vững, thịnh vượng.
Ngành sản xuất khởi đầu năm mới chậm chạp
Nhu cầu yếu đã dẫn đến lượng đơn hàng mới và sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm, kéo theo cắt giảm việc làm nhiều hơn.
EVN và Petrovietnam được giao làm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao EVN và PetroVietnam làm chủ đầu tư hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo minh bạch và hợp tác quốc tế.
Hà Nội xử lý hơn 700 dự án chậm tiến độ
TP. Hà Nội lên ba phương án giải quyết dứt điểm 712 dự án chậm tiến độ triển khai nhằm sớm đưa đất vào sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
Định hướng của Chính phủ nhằm tăng GDP từ 8% trong năm 2025
Nhằm hướng tới GDP tăng 8% trở lên trong năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện thể chế, tăng tín dụng 16%, điện năng 13%, đẩy mạnh đầu tư công từ đầu năm.
Ngành tái chế bước vào kỷ nguyên mới
Ngành tái chế, từ một ngành công nghiệp manh mún, tự phát và lạc hậu, đang dần tái định hình, khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới.
Thaco Auto ra mắt dòng sản phẩm mới Thaco bus và Thaco tải
Việc ra mắt Thaco bus thế hệ mới và Thaco tải, khẳng định năng lực làm chủ thiết kế, công nghệ từ nghiên cứu thị trường, đến sản xuất mẫu của Thaco Auto.
Doanh nghiệp xây dựng khởi sắc
Sau hai năm khó khăn, các doanh nghiệp xây dựng đang cho tín hiệu trở lại mạnh mẽ, với kết quả kinh doanh tiệm cận giai đoạn trước khủng hoảng.
Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số
Lãnh đạo trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tin rằng giáo dục là chìa khóa để mở ra tương lai cho kỷ nguyên số bền vững, thịnh vượng.
Cách gen Z chọn việc làm và những sai lầm khi tuyển dụng
Không chỉ thay đổi cách thức tìm kiếm việc làm, gen Z còn định hình lại những tiêu chí mà họ đặt ra đối với công ty và công việc.
Ngành sản xuất khởi đầu năm mới chậm chạp
Nhu cầu yếu đã dẫn đến lượng đơn hàng mới và sản lượng ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm, kéo theo cắt giảm việc làm nhiều hơn.