Bất động sản
Dòng tiền kiều hối lớn chực chờ vào bất động sản
Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua sẽ giúp dòng tiền kiều hồi vào bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh.
Nhu cầu lớn
Theo số liệu thống kê, dòng kiều hối trong năm 2023 vào Việt Nam đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.
Thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cũng cho thấy, lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) đến hết 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng kỳ.
Trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế toàn cầu có nhiều khó khăn nhưng dòng kiều hối về Việt Nam vẫn duy trì ổn định. Lượng kiều hối về Việt Nam trong 10 năm trở lại đây luôn trong vị trí top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới và trong top 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam, nguồn vốn rất lớn từ kiều hối này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam.
Trong đó, một điểm khá thú vị không chỉ tại Việt Nam mà tại hầu hết các nước châu Á được ông Troy chỉ ra là một phần không nhỏ nguồn tiền này đã được chảy vào các bất động sản.
Nhu cầu về kiều hối đối với lĩnh vực bất động sản đã được ghi nhận một cách mạnh mẽ. Theo một thống kê từ 2016 của của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 15-20% số tiền đó được đầu tư trực tiếp vào bất động sản.
Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.
Tuy nhiên, theo ông Troy, trong quá khứ, người Việt định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam vẫn được xem là người nước ngoài. Họ bị hạn chế về khả năng tiếp cận đất đai, các tài sản gắn liền với đất.
Các giao dịch mua nhà của họ chủ yếu nằm trong các dự án bất động sản với một hạn mức nhất định như 30% đối với chung cư và không quá 10% đối với nhà phố. Hoặc nếu muốn đầu tư trở lại Việt Nam, họ phải thông qua người thân hoặc họ hàng, vì thế đã dẫn đến một số tranh chấp không đáng có.
Những quy định này đã hạn chế không nhỏ quyết định mua nhà tại Việt Nam của Việt kiều. Chính vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, với việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua sẽ giúp dòng tiền kiều hồi vào bất động sản tại Việt Nam tăng mạnh.
Chờ được "cởi trói"
Trong Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025, điểm thay đổi mới nhận được nhiều sự chú ý là việc mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.
Cụ thể, Khoản 3 và Khoản 6 điều 4 luật Đất đai 2024 về "Người sử dụng đất" quy định các đối tượng người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận.
Các đối tượng này bao gồm, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Như vậy, cá nhân trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam có quyền tiếp cận đất đai bình đẳng như nhau.
Bình luận về những quy định mới này, phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng, sự thay đổi này sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn cho nhóm người mua bất động sản Việt Kiều.
Thay đổi này cũng tạo tiềm năng lớn cho thị trường nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Việt kiều. Luật mới sẽ giải quyết vấn đề này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đầu tư và giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro giữa các bên trong quá trình đầu tư.
Phân tích sâu hơn về chân dung nhóm người mua nhà, vị chuyên gia cho biết, Savills đã có cơ hội hợp tác với nhiều với người Việt Nam ở nước ngoài. Một trong những điểm chính là hiện nay phần nhiều trong số họ đã lớn tuổi.
Đây có thể là những người đã di cư ra nước ngoài, sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, họ đã sở hữu lượng tài sản nhất định tiền và cân nhắc đầu tư lại vào Việt Nam, thậm chí có thể tính đến việc quay trở về.
Mặt khác, rất nhiều người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, không chỉ những Việt Kiều mà còn cả những người đang lao động tại nước ngoài. Điều này sẽ tạo ra một nguồn nhà đầu tư tiềm năng khổng lồ đối với thị trường bất động sản, ông Troy phân tích.
Theo quan sát của ông Troy, rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã làm việc và học tập, giờ đây họ có vốn và cũng mong muốn trở về quê hương. Nguyên nhân là do người Việt Nam thường rất coi trọng giá trị gia đình, quê hương.
Đây là một truyền thống rất đẹp. Nó không chỉ mang lại nguồn vốn cho trong nước mà còn cả những kỹ năng chuyên môn cao có thể chuyển giao cho Việt Nam, hy vọng sẽ mở ra thêm nhiều nguồn vốn và trí tuệ cho đất nước.
"Chúng ta đang thấy điều này diễn ra ở rất nhiều ngành nghề tại Việt Nam. Ví dụ điển hình nhất là New Turing Institute and VinAi, đội ngũ của họ gồm hơn 20 - 30 tiến sĩ đã trở về Việt Nam và hiện đang sử dụng kiến thức, tài sản trí tuệ của mình để giúp đất nước phát triển”, ông Troy nói thêm.
Mở cửa cho Việt kiều mua nhà: Đột phá về lập pháp và cơ hội của thị trường bất động sản
Yêu cầu mới với nghề môi giới bất động sản
Những quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản sẽ giúp thanh lọc, lành mạnh hoá hoạt động môi giới trên thị trường.
Bất động sản khu công nghiệp bắt nhịp chuyển đổi xanh
Nhiều nhà đầu tư bất động sản công nghiệp đang dồn trọng tâm phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh với tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, cơ sở vật chất, tiện ích đô thị... để hút dự án xanh.
Hai vấn đề doanh nghiệp bất động sản mong muốn được hỗ trợ
Các doanh nghiệp bất động sản mong muốn Chính phủ tiếp tục có những giải pháp đồng hành, hỗ trợ, tập trung vào hai vấn đề chính là thủ tục pháp lý và khai thông tín dụng.
Tung chiêu kích cầu bất động sản
Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, giá bán liên tục tăng cao, các chính sách bán hàng đột phá giúp giải quyết bài toán tài chính cho khách hàng chính là chìa khoá được các chủ đầu tư sử dụng để khơi thông thanh khoản.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước
Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.
Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura
Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.
Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?
Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.
Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng
Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.