Phát triển bền vững

Đức lại kêu gọi EU hoãn thực thi EUDR

Trình Tiêu Thứ ba, 03/09/2024 - 21:23

EUDR đứng trước những quan điểm trái chiều, kiến nghị hoãn thực thi, giới phân tích dự báo khả năng sẽ có thay đổi kể từ nay đến 31/12.

Ngày 30/8/2024, Hiệp hội Thương mại gỗ Đức (GD Holz) một lần nữa kêu họi EU hoãn thực thi Quy định phá rừng của EU (EUDR) do Liên minh châu Âu (EU) chậm đưa ra các hỗ trợ pháp lý cần thiết, bao gồm đánh giá các mức độ rủi ro: thấp, tiêu chuẩn và cao, của các quốc gia trong chuỗi cung.

Tháng 5/2024, lần đầu ngành công nghiệp gỗ châu Âu kêu gọi trì hoãn việc thực thi EUDR, với lý do các hệ thống và công ty chưa sẵn sàng.

GD Holz vẫn chưa rõ liệu Ủy ban châu Âu (EC) có thể hoàn thành hệ thống đánh giá, phân loại rủi ro các quốc gia trong chuỗi cung vào cuối năm nay hay không. GD Holz đã nhiều lần nhấn mạnh tính cấp thiết của việc ban hành các văn bản pháp lý liên quan.

Sự phản đối của nhiều quốc gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông, lâm sản vào thị trường EU đã nổi lên chống lại việc thực thi EUDR, dự kiến ​​có hiệu lực từ ngày 30/12/2024.

EUDR được thiết kế để đảm bảo rằng các sản phẩm liên quan đến rừng được bán trên thị trường EU không liên quan đến nạn phá rừng, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các công ty và tổ chức phi chính phủ.

EUDR yêu cầu các nhà sản xuất và công ty phải đảm bảo rằng các mặt hàng như gỗ, thịt bò, dầu cọ, đậu nành, cà phê, ca cao và cao su có nguồn gốc từ vùng đất không bị phá rừng sau ngày 31/12/2020, bằng cách chia sẻ tọa độ địa lý, cho thấy vị trí và kích thước chính xác nơi các mặt hàng được trồng.

Trung Quốc, quốc gia mới nhất đã phản đối quy định mang tính bước ngoặt của Liên minh châu Âu, nhằm ngăn chặn các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng xâm nhập vào thị trường EU, thông tin được cập nhật bởi GD Holz.

Trung Quốc được cho là quốc gia đầu tiên đã từ chối tuân thủ EUDR, cụ thể là từ chối chia sẻ dữ liệu địa lý, vì lo ngại về an ninh.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là quốc gia cung cấp cho EU gần một nửa đồ nội thất bằng gỗ và hơn 40% tổng số hộp giấy.

Phần lớn gỗ của Trung Quốc đến từ các khu rừng nhiệt đới, chẳng hạn như các khu rừng ở lưu vực Congo.

Gỗ được chế tác thành đồ nội thất và các sản phẩm khác tại các nhà máy của Trung Quốc, sau đó được xuất khẩu sang cả EU và Mỹ.

Lưu vực Congo có diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới sau Amazon và là một trong những bể chứa carbon lớn nhất thế giới. Nhưng các cuộc điều tra trước đây đã phát hiện ra rằng khu vực này đang phải chịu tình trạng khai thác gỗ và phá rừng bất hợp pháp.

Trong thông điệp được gửi vào ngày 29/7, các bộ trưởng nông nghiệp của sáu quốc gia Nam Mỹ, gồm: Argentina, Brazil, Chile, Uruguay, Paraguay và Bolivia, đã viết thư cho Ủy viên Maroš Šefčovič, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, yêu cầu hoãn thực thi EUDR, với lý do EUDR không tính đến đầy đủ năng lực thực hiện của địa phương.

Các quốc gia này đã nhắc lại sự tham gia đáng kể của họ vào hoạt động thương mại châu Âu và sự không đồng tình trước quyết định đơn phương của EU. Họ cũng chỉ ra rằng rủi ro là các nhà sản xuất nhỏ có thể bị loại trừ do chi phí cao của các cơ chế sắp được đưa ra.

Mỹ cũng là quốc gia phản đối các yêu cầu truy xuất nguồn gốc của EUDR. Vào tháng 3 năm nay, 27 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho biết việc đáp ứng yêu cầu định vị địa lý của EUDR sẽ "gần như không thể" và có thể hạn chế hoạt động thương mại sản phẩm lâm nghiệp trị giá 3,5 tỷ USD giữa Mỹ và châu Âu.

Đã có 20 trong số 27 bộ trưởng nông nghiệp EU, cũng như các quốc gia như Úc, New Zealand, Brazil, Indonesia và Malaysia, cũng đã bày tỏ lo ngại về quy định này.

Trước các yêu cầu hoãn thực hiện EUDR, GD Holz dẫn lời phía Ủy ban châu Âu hôm 22/8 cho biết, ủy ban đang làm trong khả năng của mình để đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng đúng thời hạn.

Trước đó, trong thư gửi Liên đoàn Các ngành công nghiệp giấy châu Âu (CEPI) ngày 2/7, phản hồi các quan ngại về việc Liên minh châu Âu chưa thiết lập được các hệ thống quản lý và tiếp nhận thông tin liên quan tới EUDR.

Ủy viên Môi trường châu Âu Virginijus Sinkevicius nhận xét, những lo ngại như vậy nhưng không cho thấy có dấu hiệu nào Brussels đang xem xét việc hoãn thực thi.

EUDR sẽ thay thế Quy định về gỗ của Liên minh châu Âu (EUTR), vốn chỉ bao gồm tính hợp pháp của các sản phẩm từ gỗ. Khái niệm EUDR áp dụng phương pháp cơ bản của EUTR, nhưng nhằm khắc phục những điểm yếu đã tạo ra lỗ hổng cho các doanh nghiệp không tuân thủ.

Mỹ cân nhắc dự luật Forest Act, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm

Mỹ cân nhắc dự luật Forest Act, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm

Tiêu điểm -  9 tháng

Dự luật Forest Act có thể sớm được Chính phủ Mỹ thông qua, nếu điều này thành hiện thực, tác động sẽ không nhỏ lên Việt Nam.

Sản phẩm ‘xanh’ giá phải cao?

Sản phẩm ‘xanh’ giá phải cao?

Phát triển bền vững -  1 năm

Người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm xanh nhưng mức giá cao hơn bao nhiêu chưa được xác định.

Hướng đi cho nền nông nghiệp ‘thuận thiên’

Hướng đi cho nền nông nghiệp ‘thuận thiên’

Phát triển bền vững -  1 năm

“Thuận thiên” là giải pháp bền vững giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  1 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  5 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  5 ngày

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Phát triển bền vững -  5 ngày

Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?

Doanh nghiệp -  3 phút

Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 giờ

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Ống kính -  3 giờ

Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  5 giờ

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.