Những thương hiệu lớn có thể tiết kiệm hàng triệu đô la một năm và giúp bảo vệ môi trường chỉ bằng cách thay đổi một chút logo của họ: dùng ít mực hơn.
Nhà thiết kế đồ họa người Pháp Sylvain Boyer đã bắt đầu một dự án để chứng minh cho điều đó. Tất cả những gì họ cần là thiết kế lại các logo bằng cách sử dụng ít mực hơn bởi những công ty khổng lồ này thường xuyên in chúng trên rất nhiều chất liệu khác nhau, do vậy, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ cũng có thể mang đến tác động rất lớn.
Boyer đã bắt đầu một chiến dịch "Ecobranding" để hiện thực hóa ý tưởng của mình. "Ý tưởng này đến với tôi vào năm 2013, khi con gái đầu lòng của tôi ra đời. Tôi đã thiết kế một thẻ thông báo sự ra đời của con mình với nhiều màu sắc đẹp mắt trên máy tính, nhưng khi tôi gửi mẫu thiết kế cho máy in trên chất liệu lụa, chi phí rất đắt! Tôi quyết định giảm số lượng màu sắc, kết quả là giá cả giảm xuống và cũng giúp bảo vệ môi trường", anh cho biết.
Sau đó, Boyer đã thiết kế lại một số logo nổi tiếng nhất thế giới bằng cách sử dụng ít mực hơn, với mức tiết kiệm từ 10 đến 39%.
"Mọi quyết định sáng tạo trong thiết kế thương hiệu đều có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của chúng ta. Khi bạn vẽ một logo cho một công ty lớn, trên thực tế bạn vẽ hàng triệu logo bởi vì nó sẽ được sao chép và in ra hàng triệu hay hàng tỷ bản dưới nhiều hình thức, điều này có tác động lớn về mặt sinh thái và kinh tế", Boyer chia sẻ.
Mực sử dụng trong in ấn là một trong những chất lỏng đắt nhất thế giới. Năm 2013, Consumer Reports tính toán rằng mực in có giá từ 13 đến 75 USD một ounce (từ 1.664 - 9.600 USD/ga-lông), đắt hơn rượu sâm-panh và một số loại nước hoa.
"Năm ngoái, Starbucks sản xuất khoảng 670 triệu ly giấy có logo. Chúng tôi ước tính nếu một logo đơn lẻ có giá 0,15 USD và sử dụng 0,06 ml mực in trong khi kiểu in được thiết kế lại của chúng tôi sử dụng ít hơn 38% mực, hay 0,0228 ml mỗi cốc, do đó, có thể tiết kiệm được gần 4.000 galông mực mỗi năm. Vì mực có thể lên tới 10.000 USD cho mỗi ga-lông, nên Starbucks có thể tiết kiệm tới 40 triệu USD".
Kiểu chữ có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng mực in và giảm tác động của việc in ấn lên môi trường. Mặc dù các hộp mực đựng máy in có thể được tái chế, hầu hết sẽ 'kết thúc' ở các bãi rác, nơi chúng phải mất hàng trăm năm để phân hủy.
Tuy nhiên, Boyer nhận ra rằng không phải công ty cũng sẵn sàng thay đổi biểu tượng của họ. "Duy trì những đặc điểm nhận dạng khác biệt của thương hiệu trong khi vẫn có một thiết kế thân thiện với môi trường là thách thức lớn mà chúng tôi phải đối mặt", Boyer nói.
Dưới đây là các mẫu thiết kế lại logo của các thương hiệu lớn trong chiến dịch "Ecobranding"
Việt Nam tiếp tục được tăng hạng về môi trường kinh doanh khi xếp hạng 68/190 nền kinh tế, tăng thêm 14 bậc so với năm 2017, theo báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) nhận định, các ngân hàng và giới chức ở Đông Nam Á cần tăng cường các nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện đối với khu vực tài chính để thúc đẩy tài trợ cho các dự án môi trường do khu vực đang bị đe doạ bởi nạn phá rừng và biến đổi khí hậu.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.