Phát triển bền vững
EREX sắp xây 14 nhà máy điện sinh khối tại Việt Nam
Trong thời gian ngắn, CTCP EREX của Nhật Bản đã khảo sát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy hoạch 14 dự án điện sinh khối tại 12 tỉnh/thành với tổng công suất 1.060MW.
Về tình hình phát triển điện sinh khối trong Quy hoạch điện VIII, Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường.
Tới năm 2030 phát triển từ 1.230 - 2.270 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác, dự kiến tỷ trọng điện năng sản xuất các nguồn điện này đạt khoảng 1,2 - 1,6% và định hướng tới năm 2050 phát triển khoảng 6.000 MW, chiếm khoảng 2,9 - 3,7% tổng điện năng sản xuất.
Ông Honna Hitoshi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP EREX cho biết, EREX là đơn vị có 30 năm hoạt động trong lĩnh vực điện sinh khối. Hiện nay, công ty đang triển khai một số dự án điện sinh khối tại Việt Nam, cụ thể là EREX đang đề xuất đầu tư xây dựng nhà máy phát điện bằng sinh khối tại Yên Bái, công suất 50 MW và Tuyên Quang, công suất 50 MW.
Đồng thời, công ty cũng đang xây dựng nhà máy phát điện bằng nhiên liệu vỏ trấu tại Hậu Giang, công suất 20 MW, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 01/2025 (đã khởi công xây dựng vào ngày 15/12/2022), sử dụng nhiên liệu trấu thu gom ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
EREX cam kết dự án tại Hậu Giang sẽ là một trong những dự án kiểu mẫu về phát triển điện sinh khối phục vụ cho phát triển của địa phương. Ngoài ra, công ty hiểu rõ việc đảm bảo nguồn nguyên liệu là vấn đề rất quan trọng nên bên cạnh việc tìm nguồn cung trong nước, EREX cũng đã và đang nghiên cứu và tìm hiểu nguồn cung nguyên liệu từ các nước láng giềng của Việt Nam như Campuchia và Malaysia, theo ông Honna Hitoshi.
Thời gian tới, EREX sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị chuyên môn của Bộ Công thương trong việc khảo sát nguồn nguyên liệu ở Việt Nam, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và xây dựng các trung tâm nghiên cứu về năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp lãnh đạo CTCP EREX, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, EREX đang tích cực quan tâm, triển khai nghiên cứu, phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam, đặc biệt là đầu tư xây dựng các dự án điện sinh khối.
Cụ thể, trong thời gian ngắn, đã khảo sát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung quy hoạch 14 dự án điện sinh khối tại 12 tỉnh/thành với tổng công suất 1.060MW; đã khởi công xây dựng dự án nhà máy điện sinh khối 20MW tại Hậu Giang, dự kiến đưa vào vận hành năm 2025.
Ngoài ra, EREX đã ký Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam về việc nghiên cứu chuyển đổi nhiên liệu nhà máy nhiệt điện than bằng cách đồng đốt sinh khối với than tại các nhà máy nhiệt điện của tập đoàn.
Bộ trưởng nhấn mạnh, phát triển điện sinh khối là vấn đề rất phù hợp với xu hướng toàn cầu hiện nay. Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, những đề xuất của EREX mới chỉ chiếm khoảng 40%, trong tương lai nhu cầu của Việt Nam sẽ còn nhiều hơn nếu như loại hình điện này có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.
Theo Bộ trưởng, Quy hoạch điện VIII chỉ xác định tổng công suất các loại hình nguồn điện theo từng miền, không có tên dự án cụ thể. Sau khi Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ triển khai xây dựng Kế hoạch thực hiện phân bổ quy hoạch để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt căn cứ trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và khả năng đáp ứng lưới điện của từng khu vực và từng địa phương.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được Việt Nam thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Đầu tư, Luật đấu thầu. Quy hoạch điện VIII của Việt Nam định hướng chuyển dần các nhà máy điện than sang sử dụng nhiên liệu sinh khối (hoặc amoniac xanh) bằng cách đốt kèm.
Việc EREX phối hợp với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam nghiên cứu về đồng đốt than và sinh khối tại các nhà máy điện là rất phù hợp với định hướng của Việt Nam, Bộ trưởng Diên cho biết.
Thời gian tới, Bộ trưởng Diên đề nghị, tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của các dự án EREX đã đề xuất, nhất là đảm bảo vùng nhiên liệu cho các nhà máy điện sinh khối. Các dự án điện sinh khối có diện tích vùng nhiên liệu rất lớn, vì vậy cần đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất cho phát triển điện sinh khối; đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Bên cạnh đó, EREX cần tích cực vận động Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ vốn cho các dự án năng lượng sinh khối thông qua Cơ chế tín chỉ chung (JCM) và những nguồn tài trợ khác theo cam kết của Chính phủ Nhật Bản với Việt Nam và các thỏa thuận giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản.
Theo đó, hai bên cần hợp tác từ khâu hoạch định chính sách cho đến đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu, sản xuất và đầu tư nhằm mang lại hiệu quả bền vững. Mặt khác, EREX cũng cần sớm triển khai đốt trộn sinh khối tại các nhà máy điện của Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam theo Biên bản ghi nhớ đã ký.
Ngoài ra, EREX cần khẩn trương phối hợp với bộ để hoàn thành đề xuất chính sách đối với Chính phủ Việt Nam trong phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện rác và điện sinh khối nói riêng. Đặc biệt, phối hợp với bộ làm tốt các công tác truyền thông nhằm chuyển biến nhận thức của các cấp các ngành, tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc thực hiện các ý tưởng cho các dự án năng lượng tái tạo của mình.
T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam
Đại gia ngoại ‘nhắm’ điện sinh khối ở Việt Nam
Việt Nam có tài nguyên sinh khối rất lớn nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sinh khối rất thấp, chỉ chiếm 0,13% lượng điện thương phẩm và 0,42% công suất lắp đặt trên toàn quốc.
T&T Group và Tập đoàn EREX Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng sinh khối tại Việt Nam
Đến năm 2035, hai bên dự kiến sẽ xem xét hợp tác phát triển các nhà máy điện sinh khối có tổng công suất 1.500 MW; chuyển đổi các dự án điện than đốt kèm sinh khối với tổng công suất 3.000 MW.
EREX muốn đầu tư điện sinh khối tại Việt Nam
Tập đoàn EREX (Nhật Bản) đang lên kế hoạch trồng cây cao lương và sản xuất nhiên liệu điện để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.