EVFTA với ngành chăn nuôi: Cơ hội mới chỉ là tiềm năng

Phạm Sơn Thứ sáu, 25/09/2020 - 09:17

Ngành chăn nuôi có thể là lĩnh vực nông nghiệp chịu nhiều thách thức nhất khi hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào hiệu lực.

Nhiều thách thức đặt ra là động lực để ngành chăn nuôi không ngừng kiện toàn năng lực.

Đánh giá về EVFTA, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, đây là một hiệp định thương mại đặc biệt và mở ra những cơ hội rất lớn cho việc phát triển kinh tế Việt Nam.

Đặc biệt, quy định miễn thủ tục thanh tra đối với các cơ sở sản xuất đủ tiêu chuẩn theo chứng nhận của bên xuất khẩu cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc công nhận tương đương với các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) là một thuận lợi đáng lưu ý cho ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, những cơ hội, những tích cực mà EVFTA đem lại đối với ngành chăn nuôi chỉ đang dừng lại ở mức độ tiềm năng.

Ngược lại, áp lực cạnh tranh từ phía thị trường EU mới thực sự là vấn đề hiện hữu, cụ thể, tạo ra thách thức không hề nhỏ cho ngành này.

Theo ông Dương cho biết, các quốc gia EU có lợi thế rất lớn về sản xuất chăn nuôi, với diện tích chăn nuôi rộng, năng lực và trình độ sản xuất cao, sở hữu các giống vật nuôi tốt, công nghệ chuồng trại, giết mổ, chế biến và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều hơn hẳn so với Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng có những điểm mạnh riêng, với năng suất sinh khối (đồng cỏ, cây trồng, dược liệu) phục vụ chăn nuôi cao, tiềm năng phát triển công nghệ vi sinh cùng nguồn lao động dồi dào, sáng tạo và có ý chí làm giàu.

Bên cạnh đó, nền ẩm thực phong phú, đa dạng với hàng nghìn món ăn sinh động cũng là điều đặc biệt của ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi Việt Nam mà EU không có được.

Không ai bị bỏ rơi trên đường cao tốc EVFTA

Theo ông Dương, nhiều thách thức đặt ra không khiến ngành chăn nuôi rơi vào bi quan, mà là động lực lớn để thực hiện các biện pháp kiện toàn năng lực toàn diện.

Để tận dụng cơ hội, giải quyết khó khăn còn vướng mắc, ông Dương đề xuất các biện pháp sau.

Đầu tiên, hiểu thật sâu về EVFTA. Theo đó, các doanh nghiệp cũng như công chức, cán bộ trung ương cho tới từng địa phương cần phải hiểu những quy định trong hiệp định tự do thương mại này cũng như xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc giúp ngành chăn nuôi tận dụng tối đa lợi thế mà hiệp định đem lại.

Lý giải về điều này, ông Dương dẫn lời Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan: “đánh mà không hiểu thì thời cơ chưa chắc đã thành hiện thực”.

Đây cũng chính là một trong những lý do quan trọng khiến Cục Chăn nuôi nghiên cứu, soạn thảo và đệ trình chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 – 2030, tầm nhìn 2040, dự kiến sẽ được phê duyệt vào tuần sau.

Chiến lược là bước chuẩn bị về mặt pháp chế của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung cũng như Cục Chăn nuôi nói riêng, với nội dung vạch ra nhiều tồn tại, vướng mắc trong nội bộ ngành, vẽ sẵn các kịch bản cũng như phương hướng hoạt động, định hướng thị trường trong giai đoạn tới.

Thứ hai, liên kết các đơn vị chăn nuôi, bao gồm từ các nông hộ nhỏ lẻ cho tới doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu thành chuỗi cung ứng chăn nuôi.

“Phải liên kết, phải cùng hội cùng thuyền thì mới thành công. Doanh nghiệp nhỏ mà lại tách nhau ra thì lại càng yếu”, ông Dương nhấn mạnh.

EVFTA với ngành chăn nuôi: Cơ hội mới chỉ là tiềm năng
Thị trường trong nước vẫn rất tiềm năng và quan trọng đối với ngành chăn nuôi.

Việc liên kết thành chuỗi cung ứng được xem là xu thế tất yếu của tất cả các lĩnh vực kinh tế. Đối với ngành chăn nuôi, mô hình chuỗi cung ứng có thể cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro tối ưu thông qua việc nhanh chóng xác định điểm nghẽn để giải quyết, bên cạnh việc tạo động lực đẩy toàn ngành cùng đi lên, không ai bị bỏ lại phía sau dù là doanh nghiệp hay nông hộ nhỏ nhất.

Cuối cùng, ông Dương cũng cho rằng, tập trung vào thị trường xuất khẩu nhưng ngành chăn nuôi cũng không được bỏ quên những tiềm năng thị trường nội địa, với 100 triệu dân cư, chưa kể khách du lịch nước ngoài.

Cân bằng phát triển cả thị trường trong nước và quốc tế là yếu tố then chốt giúp ngành chăn nuôi thực hiện vẹn toàn sứ mệnh, bao gồm đảm bảo an ninh lương thực và ổn định sinh kế của hàng triệu nông dân.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  20 phút

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  4 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tiêu điểm -  15 giờ

Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  20 phút

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  37 phút

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  49 phút

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  2 giờ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.