Giá xăng dầu và thuê nhà đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 2 tăng 0,45%

Nhật Hạ Thứ ba, 28/02/2023 - 11:12

Đây là trường hợp tăng giá sau Tết Nguyên đán năm thứ hai liên tiếp trong vòng 6 năm gần đây.

Giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá thuê nhà ở cao hơn sau dịp Tết Nguyên đán là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2023 tăng 0,45% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê.

Giá xăng dầu và thuê nhà đắt đỏ hơn khiến CPI tháng 2 tăng 0,45%

Cụ thể, 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số tăng và 6 nhóm còn lại giảm.

Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 2,11% chủ yếu do giá xăng, dầu tăng 5,66% (làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng, dầu vào ngày 13/02/2023 và 21/02/2023.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,58%, trong đó giá dịch vụ vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 32,92%; dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 6,63% do nhu cầu đi lại trong tháng Tết tăng cao.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,81% do giá gas tăng 14,56%, từ ngày 01/02/2023, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 63.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 192,5 USD/tấn (từ mức 597,5 USD/tấn lên mức 790 USD/tấn); giá điện sinh hoạt tăng 1,12% ; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,99%; giá thuê nhà tăng 0,28%. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 1%; giá nước sinh hoạt giảm 2,06% .

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,12%, tập trung ở giá nhóm đồ trang sức tăng 0,78% theo giá vàng trong nước; túi xách, vali, ví tăng 0,2%; vật dụng và dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,47%. Ở chiều ngược lại, dịch vụ cắt tóc, gội đầu giảm 0,17% so với tháng trước.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09%. Trong đó, giá máy giặt tăng 0,46%; máy đánh trứng, máy trộn đa năng tăng 0,35%; lò vi sóng, lò nướng, bếp từ tăng 0,35%; nồi cơm điện tăng 0,33%; bàn là điện tăng 0,26%. Ở chiều ngược lại, giá máy điều hòa nhiệt độ giảm 0,31%; máy in, máy chiếu, máy quét giảm 0,26%; chăn, màn, gối giảm 0,24%; đồ nhôm, inox giảm 0,15%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.

Ở chiều ngược lại, nhóm giáo dục giảm 0,57% (làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm), trong đó nhóm dịch vụ giáo dục giảm 0,66%.

Nguyên nhân chủ yếu do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ cho người dân nên một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,17% (làm CPI chung giảm 0,05 điểm phần trăm), trong đó lương thực tăng 0,26%; thực phẩm giảm 0,49%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,45% .

Ở giá các mặt hàng lượng thực, chỉ số nhóm gạo tăng 0,1% (Gạo tẻ ngon tăng 0,03%; gạo tẻ thường tăng 0,13%; gạo nếp giảm 0,03%). Bên cạnh đó, giá bột mỳ và ngũ cốc khác tháng 2 tăng 0,94% so với tháng trước, giá lương thực chế biến tăng 0,54% (mì sợi, mì, phở, cháo ăn liền tăng 0,75%; miến tăng 0,46%; bột ngô tăng 0,77%; bánh mỳ tăng 0,36%).

Trong khi đó, tình hình biến động giá các mặt hàng thực phẩm, giá thịt lợn tháng 2 giảm 1,62%; giá thịt gia cầm giảm 0,39%; giá trứng các loại giảm 1,95%; nguồn cung rau dồi dào, giá rau giảm 2,81%. Bên cạnh các mặt hàng giảm giá, giá thủy sản tươi sống tăng 0,37% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển tăng; dầu thực vật tăng 0,42%; nước mắm, nước chấm tăng 0,73%; quả các loại tăng 1,24%; đồ gia vị tăng 0,14%; sữa, bơ, phô mai tăng 0,3%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,12% do quy luật tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán nên giá rượu bia giảm 0,22% so với tháng trước; thuốc hút giảm 0,12%. Riêng giá nước quả ép và nước tăng lực tăng lần lượt 0,47% và 0,34% do nhu cầu tiêu dùng cao khi người dân đi du xuân và lễ hội đầu năm mới.

Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,1%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,08% do giá khăn mặt, khăn quàng, găng tay, bít tất giảm 0,12%; quần áo may sẵn giảm 0,13% khi nhu cầu tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán. Ở chiều ngược lại, giá vải các loại tăng 0,07%; dịch vụ may mặc tăng 0,08% và dịch vụ giày dép tăng 0,22%.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 2 tăng 0,97% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,31%. Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Lạm phát cơ bản tháng 02/2023 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước. Trong hai tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản bình quân tăng 5,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,6%) chủ yếu do giá xăng dầu từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022 giảm là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng CPI chung thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Trước đó, đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2023 của Việt Nam có thể ở mức 4 – 5%. Nhiều yếu tố có thể tác động mạnh tới lạm phát năm nay như lực cầu kéo tăng do thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội làm cho tổng cầu tăng đột biến, trong khi đứt gãy chuỗi cung ứng chưa được khắc phục.

Bên cạnh đó, áp lực lạm phát chi phí đẩy trong bối cảnh USD tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, mặt khác cũng gây nến áp lực tăng tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD.

Giá xăng dầu đang được các tổ chức quốc tế dự báo nhiều khả năng tăng trong thời gian tới do các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng trong năm 2023.

Giá điện trong nước đã không tăng trong mấy năm nay, trong khi giá than, khí dùng trong sản xuất điện tăng cao. Vì vậy, EVN đã nhiều lần đề xuất tăng giá điện nhằm đảm bảo quá trình sản xuất, Chính phủ cũng đang trong quá trình cân nhắc vấn đề này.

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở tăng từ mức 1,49 triệu đồng/ tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng tương ứng mức lương cơ sở mới sẽ tăng thêm 20,8% sẽ tác động làm lạm phát tăng 0,67%.

Bên cạnh đó, lộ trình tăng giá dịch vụ do Nhà nước quản lý như dịch vụ giáo dục, y tế có thể cũng gây áp lực lạm phát năm 2023.

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Tài chính -  1 năm
Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.
Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Tài chính -  1 năm
Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.
Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Chính sách tiền tệ 2023 ưu tiên kiểm soát lạm phát

Tài chính -  1 năm

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.

Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Lạm phát kỳ vọng năm 2023 vẫn ở mức cao

Tài chính -  1 năm

Khối phân tích của VCBS cho rằng mục tiêu lạm phát trung bình trong năm nay được dự báo sẽ thấp dưới 4% - đạt mục tiêu của Quốc hội. Tuy nhiên, trong năm 2023, có thể thấy lạm phát kỳ vọng vẫn đang ở mức cao khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều khả năng duy trì chính sách tiền tệ thận trọng.

Áp lực lạm phát lên cao khi giá thịt lợn có thể tăng 10% dịp cuối năm

Áp lực lạm phát lên cao khi giá thịt lợn có thể tăng 10% dịp cuối năm

Tiêu điểm -  1 năm

Do đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu về lương thực của dân cư, nếu giá thịt lợn tăng 10% dịp cuối năm như dự báo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, sẽ khiến áp lực lạm phát gia tăng trong thời gian tới. Chưa kể, giá xăng dầu trong nước cũng đang tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tục.

Nguy cơ lạm phát trở thành rào cản tăng trưởng kinh tế

Nguy cơ lạm phát trở thành rào cản tăng trưởng kinh tế

Tiêu điểm -  1 năm

Áp lực lạm phát có xu hướng ngày càng gia tăng trong thời điểm cuối năm 2022 đang gây thách thức rất lớn đối với nhiệm vụ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và mục tiêu tăng trưởng.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  20 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".