Sự ‘hụt hơi’ của điện than trước điện mặt trời và điện khí
Điện than đang gặp phải nhiều khó khăn trong bối cảnh điện mặt trời và điện khí bứt phá mạnh mẽ.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) làm chủ đầu tư đang bị đình trệ do trong quá trình thực hiện dự án, các lãnh đạo của tổng thầu PVC có nhiều sai phạm và bị khởi tố.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 được khởi công từ năm 2011 tại huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình, với công suất 1.200MW và tổng mức đầu tư gần 42 nghìn tỷ đồng.
Trong báo cáo của Bộ Công Thương mới đây, so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, dự án này dự kiến sẽ chậm tiến độ ba năm và vẫn còn rủi ro chậm tiếp.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc quản lý Dự án cho biết, đến nay, tiến độ tổng thể đạt 84%, trong đó thiết kế đạt 99,6%; ký các hợp đồng mua sắm đạt khoảng 95%; gia công, chế tạo và vận chuyển đạt 94%; thi công đạt 82%, chạy thử đạt 3,5%.
Dự án đã được đầu tư 32 nghìn tỷ đồng nhưng bị đình trệ do thời gian qua một số lãnh đạo của tổng thầu PVC có nhiều sai phạm và bị khởi tố.
Mặc dù dự kiến đưa tổ máy số 1 phát điện vào tháng 6/2020 và tổ máy số 2 vào bốn tháng sau đó nhưng dự án đang gặp rất nhiều khó khăn.
Dự án phải dùng nguồn tiền khác bù vào
Ông Hải chia sẻ, do dòng tiền chậm nên đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ dự án. Nhân sự tại công trường ngày càng giảm, từ chỗ có 800 người giờ chỉ còn 300-400 người, nhiều cán bộ kỹ thuật bỏ đi.
Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết, không những chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu EPC cho nhà máy nhiệt điện than, năng lực tài chính của tổng thầu PVC còn kém, không đảm bảo khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành và tạm ứng cho các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ.
Việc PVC sử dụng tiền tạm ứng trên 1 nghìn tỷ đồng của dự án vào mục đích khác đã làm thiếu hụt nguồn tiền thực hiện. Đồng thời, khoảng 326,8 triệu USD vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đã hết hạn giải ngân vào tháng 9/2018 chưa được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn. Khoảng 7.100 tỷ đồng dự kiến vay trong nước chưa ký được hợp đồng vay.
Cục Điện lực đánh giá, thực tế hiện nay, nhiều thiết bị tại nhà máy chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.
Ông Nguyễn Đình Thế, Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) cho biết, phần xây dựng bằng tiền Việt đã thực hiện 80%, giải ngân 84%. Trong quá trình thực hiện đã phải dùng nguồn khác bù vào, trong đó có cả tiền tổng thầu tự chi ra, thậm chí còn nhiều hơn tiền từ chủ đầu tư giải ngân.
Ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch PVN đánh giá, dự án có nhiều khó khăn, tổng thầu PVC có nhiều sai phạm trong quá trình xây dựng, các tổ chức tài chính cắt tín dụng và dự án không thể vay được nữa. Tuy nhiên, nếu thay tổng thầu còn nguy hiểm hơn.
Theo ông Thanh, hiện nay, PVN đã trực tiếp vào cuộc, chỉ đạo, vận hành mọi vấn đề từ con người, vốn… và lên kế hoạch triển khai tiếp khi có tiền.
Ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các nhà thầu
Về việc tạm sử dụng vốn chủ sở hữu vượt tỷ lệ 30% tổng mức đầu tư để thanh toán cho dự án theo đề xuất của PVN, Bộ Công Thương cho rằng có thể chấp nhận được.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nếu đi vào vận hành sẽ sản xuất được 7 tỷ kWh điện. Trong khi đó, theo tính toán, nếu không có dự án mới nào thì từ năm 2021, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, hiện tại là thời điểm quan trọng với dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 nói riêng và hệ thống điện quốc gia nói chung. Nếu đảm bảo giải ngân chặt chẽ, đúng tiến độ thì đây là giải pháp quan trọng nhất để bảo toàn vốn đầu tư nhà nước cho những công trình điện quan trọng.
Do đó, Bộ trưởng đề nghị, các bộ, ngành phải nhanh chóng gửi ý kiến để Bộ tổng hợp trình Thủ tướng, thường trực Chính phủ vào cuối tháng 7 này dựa trên các đề xuất của PVN.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị PVN cần chịu trách nhiệm các phương án để tổ chức quản lý, triển khai, đảm bảo chất lượng, tiến độ dự án, đảm bảo năng lực tổng thầu, quản trị dự án.
Bên cạnh đó, PVN phải có phương án ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các nhà thầu khi nhà máy chạy thử và đi vào vận hành; đồng thời cơ cấu kiện toàn lại tổng thầu PVC, ràng buộc trách nhiệm của PVC với nguồn vốn tăng thêm.
Điện than đang gặp phải nhiều khó khăn trong bối cảnh điện mặt trời và điện khí bứt phá mạnh mẽ.
Trung Quốc và nhà thầu Trung Quốc đang cho thấy sự tham gia mạnh mẽ vào ngành nhiệt điện than của Việt Nam nhưng tạo ra không ít hậu quả cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý.
Tổng công suất nguồn điện của Việt Nam gần như không còn dự phòng, trong khi đó nhiều dự án theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị chậm tiến độ dẫn đến nguy cơ thiếu điện từ năm 2021.
Cơn sốt năng lượng tái tạo tại Việt Nam sẽ tiếp tục mang lại doanh thu lớn cho các công ty pin Trung Quốc, những nhà cung cấp chính cho nhiều dự án năng lượng "khủng".
Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khi khu vực đang chạy đua để thu hút đầu tư nước ngoài, theo EuroCham.
Diễn đàn "Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới" do TheLEADER tổ chức vào chiều ngày 3/7 tới tại Hà Nội.
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Hiện tại, AI Hay đã huy động được tổng cộng nguồn vốn lên tới 18 triệu USD, tập trung vào mô hình AI bản địa, thay thế các công cụ tìm kiếm truyền thống.
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dự kiến điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2025 từ 1.114 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.
Ngày 2 tháng 7, Vietnam Airlines và Saudia chính thức hợp tác liên danh (codeshare) nhằm tăng cường khả năng kết nối cho hành khách di chuyển giữa Việt Nam và Ả Rập Xê Út.
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025 (VPSF) là nơi để các doanh nhân gửi gắm niềm tin về một thể chế mạnh, chính sách ổn định và lòng tin được khơi dậy.
Khoảng trống thông tin là "mồi lửa" thổi bùng khủng hoảng thương hiệu nhưng nếu được xử lý đúng cách sẽ thể trở thành cơ hội để doanh nghiệp tái sinh mạnh mẽ.
Nếu có thể hình thành được 20 - 30 doanh nghiệp định giá 100 triệu USD, khả năng xuất hiện 5 - 7 kỳ lân định giá trên 1 tỷ USD sẽ khả thi.
Siêu dự án 2 tỷ USD có casino vừa chính thức được phê duyệt là bước ngoặt chiến lược trong hành trình phát triển du lịch giải trí cao cấp tại Vân Đồn