Có 3 dự án cầu vượt, hầm chui được Hà Nội bổ sung vào danh mục một số công trình trọng điểm của thành phố (giai đoạn 2016-2020), nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy, phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Hà Nội bổ sung 3 dự án hầm chui, cầu vượt vào danh mục các công trình trọng điểm
Theo phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu, 3 dự án được bổ sung gồm: dự án xây dựng cầu vượt nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - đường Nguyễn Văn Huyên và hoàn thiện đường Nguyễn Văn Huyên theo quy hoạch (Vành đai 2,5). Dự án này sử dụng vốn ngân sách thành phố, tổng mức đầu tư dự kiến 503 tỷ đồng;
Dự án thứ hai là xây dựng hầm chui tại nút giao giữa đường vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (Quốc lộ 1A cũ) (quận Hoàng Mai). Dự án này sử dụng vốn ngân sách thành phố, tổng mức đầu tư dự kiến 672 tỷ đồng.
Dự án thứ ba là xây dựng hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 theo hình thức hợp đồng BT với tổng mức đầu tư dự kiến 550 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Tasco đề xuất.
Ngoài 3 dự án hầm chui, cầu vượt trên, Hà Nội cũng sẽ điều chỉnh thông tin một số dự án như điều chỉnh từ ngân sách thành phố, ODA thành ngân sách thành phố và BT đối với 4 tuyến đường sắt đô thị và hiện đang nghiên cứu cơ chế thực hiện. Riêng 2 dự án gồm: Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội tuyến 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình) và tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến 3 (đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai) vẫn giữ nguyên hình thức đầu tư ngân sách thành phố, ODA.
Còn 3 dự án gồm: Cầu Thượng Cát (bao gồm đường hai đầu cầu); Vành đai 4: Từ quốc lộ 32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Cầu Đuống 2 - đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh) sẽ được điều chỉnh từ hình thức đầu tư BOT thành BOT hoặc BT. Đối với dự án Trung tâm phức hợp y học Bệnh viện Tim Hà Nội (quận Tây Hồ), sẽ điều chỉnh từ hình thức đầu tư PPP đặc thù thành xã hội hóa theo Nghị quyết 93 của Chính phủ.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, về bổ sung danh mục công trình trọng điểm của thành phố (giai đoạn 2016-2020), sau điều chỉnh, bổ sung do Ban cán sự đảng UBND thành phố tham mưu, đề xuất gồm 55 dự án; tổng mức đầu tư 422.770 tỷ đồng (gồm 30 dự án ngân sách và ODA; 19 dự án đầu tư theo hình thức PPP; 02 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa).
Thành ủy yêu cầu, trong quá trình thực hiện đầu tư, cần tập trung công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cân đối vốn; xử lý vướng mắc phát sinh; tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công trình, khắc phục thất thoát, lãng phí. Đồng thời cần tăng cường trách nhiệm của các sở, ngành trong việc hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản các công trình trọng điểm.
“Hiện nay thành phố có những khu đất đẹp, đắc địa đang có nhiều nhà đầu tư quan tâm, nếu không quản lý tốt thì dễ dẫn tới tiêu cực nên thành phố thống nhất chủ trương phải đấu giá các khu đất 'vàng.' Ngoài ra, việc thanh toán quỹ đất cho dự án BT (xây dựng-chuyển giao) cũng phải được tính toán cẩn thận, cân đối kỹ lưỡng. Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố sẽ xây dựng và công khai danh mục quỹ đất để thanh toán cho các hợp đồng BT.”
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM, việc thực hiện chỉ định thầu đối với các dự án BT, BOT đang tạo điều kiện cho nhà đầu tư được hưởng lợi "kép" 2 lần như mong muốn.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.