Hà Nội phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội

An Chi Thứ ba, 28/02/2023 - 17:38

Theo kế hoạch phát triển nhà ở của Hà Nội giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển mới khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở; xã hội, chuẩn bị đầu tư từ 1 - 2 khu nhà ở xã hội độc lập hoặc tập trung và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu nhà ở xã hội mới.

Tổng nhu cầu diện tích sàn nhà ở xã hội giai đoạn sau năm 2020 cần đầu tư xây dựng mới tại Hà Nội khoảng 6,8 triệu m2 sàn

Ngày 23/2, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025. 

Theo đó, thành phố xác định mục tiêu phát triển nhà ở, giai đoạn 2021 - 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10m2/người. Tổng diện tích sản nhà ở khoảng 44 triệu m2. 

Trong đó, về nhà ở xã hội, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư từ 1- 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu nhà ở xã hội mới. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Về nhà ở thương mại, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng gần 20 triệu m2 sàn nhà ở. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị bảo đảm tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu 5% và nhà ở cho thuê mua đạt tối thiểu 5% trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án. 

Đồng thời, thành phố sẽ triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D, các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định (có phát sinh trong quá trình kiểm định) và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.

Về nhà ở riêng lẻ, thành phố Hà Nội phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm). Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng hơn 0,5 triệu m2 sàn nhà ở.

Về nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn phát triển nhà ở, UBND Thành phố dự kiến tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng.

Dự kiến nguồn vốn ngân sách là khoảng 5.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội; khoảng 4.860 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư; khoảng 641 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư phục vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Bốn nút thắt kìm hãm sự phát triển nhà ở xã hội

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định 5063/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Theo kế hoạch, UBND thành phố đánh giá tổng nhu cầu diện tích sàn nhà ở xã hội giai đoạn sau năm 2020 cần đầu tư xây dựng mới khoảng 6,8 triệu mét vuông sàn. Theo chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2025 khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn.

Về khả năng đáp ứng, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 4 dự án hoàn thành với khoảng 0,33 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội. Ngoài ra, hiện có 46 dự án đang triển khai với khoảng 2,9 triệu mét vuông sàn và 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung đang được nghiên cứu triển khai.

Như vậy, giai đoạn 2021-2025, thành phố xác định nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội trọng tâm gồm: Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành 22 dự án hiện đã có quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, đang chuẩn bị đầu tư hoặc đang thi công xây dựng với khoảng 1,215 triệu mét vuông sàn dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021-2025 (trong đó đã có 4 dự án hoàn thành trong năm 2022).

Ngoài ra, tiếp tục triển khai 28 dự án còn lại (khoảng hơn 2 triệu m2 sàn) dự kiến hoàn thành giai đoạn sau năm 2025 để bù đắp phần diện tích nhà ở còn thiếu so với mục tiêu kế hoạch. Đây là các dự án chưa có quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, đang hoặc chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, phải rà soát do điều chỉnh quy hoạch chi tiết hoặc vì chậm tiến độ, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư. Đồng thời, chuẩn bị đầu tư 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung và triển khai các dự án xây mới có tiến độ hoàn thành trong giai đoạn sau năm 2025.

Về kế hoạch cụ thể theo từng năm giai đoạn 2021-2025, Hà Nội xác định: Năm 2021 đạt 88.200m2 sàn nhà ở; năm 2022 dự kiến đạt 257.000m2 sàn nhà ở; năm 2023 dự kiến đạt 32.900m2 sàn nhà ở; năm 2024 dự kiến đạt 361.700m2 sàn nhà ở; năm 2025 dự kiến đạt 475.200m2 sàn nhà ở.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của phân khúc nhà ở xã hội, mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn. 

Hình thức của gói tín dụng này giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện trong giai đoạn 2013-2016 trước đó. Nếu được đi vào thực tế, đây sẽ là giải pháp hỗ trợ rất lớn cho thị trường bất động sản phục hồi, phát triển bền vững và giúp người dân có thể sở hữu nhà ở với giá hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.

Nhà ở xã hội hụt hơi

Nhà ở xã hội hụt hơi

Leader talk -  3 năm
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, cho rằng Chính phủ nên có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay vì phát triển nhà ở xã hội.
Nhà ở xã hội hụt hơi

Nhà ở xã hội hụt hơi

Leader talk -  3 năm
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, cho rằng Chính phủ nên có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay vì phát triển nhà ở xã hội.
Bốn nút thắt kìm hãm sự phát triển nhà ở xã hội

Bốn nút thắt kìm hãm sự phát triển nhà ở xã hội

Bất động sản -  1 năm

Mặc dù là phân khúc được đánh giá là đòn bẩy kích thích dòng chảy của thị trường bất động sản trong bối cảnh trầm lắng song theo nhiều chuyên gia, không dễ để phát triển các dự án nhà ở xã hội.

Nghịch lý đầu tư nhà ở xã hội: Doanh nghiệp muốn làm cũng không được!

Nghịch lý đầu tư nhà ở xã hội: Doanh nghiệp muốn làm cũng không được!

Bất động sản -  1 năm

Thủ tục triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang bộc lộ nhiều tồn tại gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư.

Hai nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội

Hai nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội

Bất động sản -  1 năm

Người dân hiện đang rất khó tiếp cận được với việc mua nhà ở xã hội do thiếu nguồn cung và mức giá bán còn khá cao, không phù hợp với khả năng chi trả của công nhân, người lao động có thu nhập thấp.

Doanh nghiệp than phát triển nhà ở xã hội 'khó đủ đường'

Doanh nghiệp than phát triển nhà ở xã hội 'khó đủ đường'

Bất động sản -  2 năm

Các dự án phát triển nhà ở xã hội đang mắc kẹt giữa loạt thủ tục đầu tư gây khó khăn cho doanh nghiệp.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  57 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.