Leader talk

Hiểu luật chơi để không rơi vào bẫy của siêu thị

Đặng Hoa Thứ tư, 07/08/2019 - 09:33

Trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi không chỉ là nơi bán hàng mà còn là kênh làm truyền thông và quảng cáo khá tốt. Thế nhưng cơ hội này sẽ chỉ dành cho những ai nắm rõ luật chơi.

Chuyên gia huấn luyện và đào tạo bán hàng Đỗ Xuân Tùng

Ngành bán lẻ hiện đại đang tăng dần sức ảnh hưởng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sau một thời gian phát triển khá cầm chừng, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị tại Việt Nam đang có những chuyển biến đáng kể với sự góp mặt của nhiều thương hiệu trong nước lẫn quốc tế như Saigon Co.op, Vinmart, BigC, Aeon, Lotte…

Theo chuyên gia huấn luyện và đào tạo bán hàng Đỗ Xuân Tùng, thị phần của doanh nghiệp nội địa trong kệ thống các kênh bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng tiện lợi còn khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không biết được cơ hội của mình, cho rằng phải đủ tầm mới vào siêu thị. 

"Thực ra khó hay dễ không nằm ở siêu thị mà nằm ở chính doanh nghiệp. Có những mặt hàng tưởng rằng đưa vào siêu thị sẽ lỗ nhưng thực ra lại lãi nếu tính toán kỹ và ngược lại. Đó là một cuộc chơi nhưng quan trọng là doanh nghiệp có biết chơi hay không”, ông Tùng nói.

Cụ thể, nếu biết cách tính toán, lên kế hoạch cũng như giám sát thì doanh nghiệp Việt còn nhiều cơ hội để phát triển bởi đây không chỉ là kênh bán hàng mà còn là kênh làm truyền thông và quảng cáo khá tốt.

Ngược lại, nếu không biết làm thì không những không thể phát triển thương hiệu mà còn phải chịu lỗ, doanh số sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí bị thôn tính mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền. Thế nhưng, hiện khá ít doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, có tính toán cả rủi ro và cơ hội chi tiết đưa hàng vào kênh này, đặc biệt là siêu thị.

Cho tới nay, các chủ doanh nghiệp vẫn thường xuyên sử dụng quan hệ cá nhân thay vì căn cứ năng lực thực sự của mình để đưa hàng vào siêu thị nên dễ thất bại. Có những khi, việc đưa hàng vào siêu thị không xuất phát từ nhu cầu mà là do có người quen nên vô hình trung tạo nên những luật bất thành văn ở siêu thị, dẫn đến số tiền cả chìm và nổi phải chi rất nhiều.

Ông Tùng lấy ví dụ, từ những năm 2000, đại diện vùng của những hãng lớn sang Việt Nam luôn thắc mắc tại sao thị phần chiếm tới 80% trong khi số mặt hàng bày biện tại siêu thị chỉ chiếm 50%.

Họ không biết rằng ở những quốc gia có con số thống kê chi tiết và cụ thể, doanh nghiệp có quyền tạo ra luật chơi để áp đặt kênh trung gian nhưng ở Việt Nam, do quan hệ cá nhân giữa chủ doanh nghiệp và quản lý siêu thị nên ai tranh thủ được tình cảm nhiều hơn thì sẽ có nhiều chỗ bày hàng hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không có tiền để mua số liệu. 

“Nhiều chủ doanh nghiệp không biết điều này nên không áp nhân viên làm, đồng thời, cứ đưa hàng vào siêu thị lại tạo điều kiện cho các hãng cạnh tranh nhỏ hơn, có điều kiện chiết khấu nhiều hơn vào sau mình chiếm thượng phong. Như vậy không khác gì rải thảm đỏ cho đối thủ lấn lướt”, ông Tùng cho biết.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, luôn phải nhớ những đặc tính của siêu thị. Đó không phải là nơi thu được tiền ngay, doanh nghiệp sẽ mất chi phí bày biện, sẽ có tỷ lệ hàng hỏng rách mà chính công ty đưa hàng vào phải chịu, mức độ chi phí cả chìm cả nổi cũng sẽ ngày càng tăng.

Một vấn đề nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên mắc phải là cho rằng sẽ bán được hàng nếu sắp được hàng lên kệ và giảm giá nên thường có tâm lý bỏ mặc khi đã đưa được hàng vào siêu thị. Nhưng cần nhớ rằng giảm giá càng sâu, người tiêu dùng sẽ càng nảy sinh tâm lý nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

Hoặc một bất cập khác là các doanh nghiệp đua nhau dùng tiền để mua chuộc những người trong quầy ở siêu thị nên những người này được đà đòi tiền, kiếm lợi cho mình trong khi doanh nghiệp cứ thế chết dần.

Việc bày hàng ở các chuỗi siêu thị nếu không được tính toán kỹ lưỡng còn có thể dẫn đến tình trạng phân tán nguồn lực, nhiều sản phẩm tưởng chừng bán chạy nhưng trên thực tế lại không phải là đối tượng nên bán trong siêu thị.

“Siêu thị là chỗ bày hàng nhưng còn phải tuỳ vào sản phẩm, địa điểm và mức sống của người dân ở khu vực đó. Đôi khi, có nhiều sản phẩm nên đưa ra các kênh truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hoá đến khi cần làm thương hiệu rồi hãy đưa vào siêu thị”, ông Tùng nhận định.

Kênh bán lẻ hiện đại: Cuộc chơi chỉ dành cho những ai biết luật
Hệ thống các kênh bán lẻ hiện đại đang tạo nhiều sức hút

Với các doanh nghiệp đang có ý định đưa hàng vào bày bán tại các kênh bán lẻ hiện đại, ông Tùng khuyên rằng phải nghiên cứu kỹ các điều kiện điều khoản, thậm chí mời luật sư vào cuộc để tránh hiểu nhầm những điều khoản hợp đồng có thể dẫn đến bất lợi.

“Phải tìm hiểu đúng đối tượng của mình là ai, có chiến thuật để thương lượng với siêu thị”, ông Tùng nhận định.

Đội mua hàng của các siêu thị sẽ luôn có chiến thuật mua hàng. Doanh nghiệp bán hàng không những phải có chiến lược riêng của doanh nghiệp mà còn phải nắm được chiến lược mua hàng của siêu thị để tránh bị ép về lâu dài.

Nhiều doanh nghiệp không biết cách mặc cả, không có tầm nhìn xa nên cứ cắm cúi làm và càng làm thì càng rơi vào bẫy của siêu thị.

“Thực ra không hẳn là bẫy, mà đó là luật chơi đã có sẵn. Không hiểu luật chơi là lỗi của doanh nghiệp. Khi không đọc luật hoặc đọc luật mà không hiểu sẽ rơi vào tình trạng càng sản xuất càng lỗ, đến một giai đoạn nào đó thậm chí sẽ phải bán cả doanh nghiệp”, ông Tùng khuyến cáo.

Khi đã bán được hàng vào siêu thị rồi thì không nên bỏ mặc và hy vọng doanh số sẽ tăng mà nên theo sát để hiểu cách tiếp cận, mua hàng và phản ứng của khách hàng để từ đó thúc đẩy doanh số tăng trưởng tốt hơn.

Đại gia bán lẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tăng tốc, Vincom tăng cường phủ sóng

Đại gia bán lẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tăng tốc, Vincom tăng cường phủ sóng

Tiêu điểm -  5 năm
Parkson đã đóng cửa nhiều trung tâm thương mại, Auchan buộc phải rút khỏi Việt Nam, nhưng những đại gia bán lẻ ngoại có thể là đối thủ tiềm tàng của những doanh nghiệp nội như Vincom Retail, vẫn âm thầm xâm nhập và mở rộng kinh doanh.
Đại gia bán lẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tăng tốc, Vincom tăng cường phủ sóng

Đại gia bán lẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tăng tốc, Vincom tăng cường phủ sóng

Tiêu điểm -  5 năm
Parkson đã đóng cửa nhiều trung tâm thương mại, Auchan buộc phải rút khỏi Việt Nam, nhưng những đại gia bán lẻ ngoại có thể là đối thủ tiềm tàng của những doanh nghiệp nội như Vincom Retail, vẫn âm thầm xâm nhập và mở rộng kinh doanh.
Vincom bành trướng và Auchan đóng cửa: Hai mảng màu đối lập của thị trường bán lẻ

Vincom bành trướng và Auchan đóng cửa: Hai mảng màu đối lập của thị trường bán lẻ

Tiêu điểm -  5 năm

Thương mại điện tử và thế hệ trẻ sẽ thay đổi và định hình lại tương lai của thị trường bán lẻ.

Đại gia bán lẻ Pháp tan vỡ tham vọng mở 300 cửa hàng ở Việt Nam

Đại gia bán lẻ Pháp tan vỡ tham vọng mở 300 cửa hàng ở Việt Nam

Tiêu điểm -  5 năm

Auchan Retail đang rà soát lại kế hoạch kinh doanh bán lẻ tại những thị trường thua lỗ như Việt Nam và Italia.

Cửa hàng bán lẻ đau đầu bài toán 'lãi ảo, lỗ thật'

Cửa hàng bán lẻ đau đầu bài toán 'lãi ảo, lỗ thật'

Tiêu điểm -  5 năm

Làm phép so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận thấp của ngành bán lẻ đạt mức trung bình 2-3% doanh thu/1 năm, so với mức thất thoát của ngành bán lẻ trên toàn cầu đang là 1,82% doanh thu/1 năm, nếu không quản lý chặt, các cửa hàng rất dễ rơi vào tình trạng "lãi ảo, lỗ thật" mà không hay.

10 chiến lược quan trọng nhất trong kinh doanh bán lẻ

10 chiến lược quan trọng nhất trong kinh doanh bán lẻ

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Những bài học mà các nhà bán lẻ cần nằm lòng để trụ vững và thành công, tránh là “con gà béo” bị thâu tóm và xoá sổ.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  10 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  11 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  13 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  14 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  15 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  16 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".