Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 là cơ sở quan trọng để thiết lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên môn trên địa bàn vùng.
Thực hiện mục tiêu “cởi trói” cho vùng đất Chín Rồng cất cánh, hướng tới phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, vai trò của quy hoạch tổng thể vùng là vô cùng quan trọng, tạo cơ sở cho việc triển khai và phân bổ hiệu quả nguồn lực, định hướng cho các quy hoạch địa phương, quy hoạch kỹ thuật
Thông qua tham khảo ý kiến của các Bộ, ban, ngành, các địa phương, tổ chức phát triển, đơn vị tư vấn cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã xây dựng quy hoạch tổng thể vùng với nhiều quan điểm chiến lược mới.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long lấy yếu tố con người làm trung tâm để phát triển, tập trung phát triển công nghiệp, nông nghiệp bền vững theo hướng “thuận thiên”, đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa.
Các mô hình tăng trưởng tiên tiến như kinh tế số, kinh tế đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, ngành công nghiệp năng lượng tái tạo cũng sẽ là trọng tâm chuyển đổi của vùng trong thời gian tới.
Chuẩn bị cho phiên họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, gần đây Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tổ chức các phiên họp, tọa đàm để trao đổi cụ thể hơn các định hướng, hoàn thiện báo cáo đánh giá hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tại phiên họp chuẩn bị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, ngành, địa phương theo phương pháp tích hợp. Do đó, cách tiếp cận trong việc lập quy hoạch cần giải quyết các thách thức để hướng tới phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và khơi dậy, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vùng.
Cùng với đó, tại tọa đàm các nội dung về nước và môi trường, các chuyên gia, đại diện Bộ, ngành cũng làm rõ và thống nhất quan điểm về sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế đi kèm với bảo vệ môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long.
Hướng tiếp cận chiến lược mới về tài nguyên nước và môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào việc coi nước lợ, nước mặn cũng là tài nguyên; khai thác nguồn nước mặt thay cho nước ngầm để hạn chế sụt lún, sạt lở và tăng cường nguồn dự trữ nước ngọt.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ đạo Vụ Quản lý quy hoạch sớm hoàn thiện, giải quyết những vấn đề nhận được ý kiến đóng góp của chuyên gia và đại diện Bộ, ngành để đạt được sự đồng thuận cao của Hội đồng thẩm định.
Hồ sơ cần phải xây dựng kỹ lưỡng từ quan điểm lý thuyết đến triển khai thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và đăc biệt là bám sát những chỉ đạo được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với quy hoạch tổng thể vùng, 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cũng triển khai lập quy hoạch tỉnh trên tinh thần liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Dự kiến, đến hết năm 2022, toàn bộ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ hoàn thiện công tác lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch tỉnh.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.