Coi chất thải rắn là tài nguyên quan trọng
Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua.
Việt Nam và Thái Lan là hai trong sáu nước của ASEAN vô cùng quan tâm tới vấn đề kinh tế tuần hoàn trong những năm gần đây. Tuy vậy, so với Việt Nam, Thái Lan đã có sự nhỉnh hơn tương đối về kinh nghiệm trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Trong đó, hoạt động quản lý chất thải rắn của Thái Lan đã có những bước tiến lớn.
Không chỉ ở trên khía cạnh chính sách, Thái Lan cũng đã huy động được nguồn tài chính với quy mô tương đối lớn và đa dạng trong lĩnh vực xử lý chất thải trong thời gian gần đây.
Thái Lan – đa dạng hình thức thu hút vốn
Vấn đề xử lý chất thải rắn đang được Chính phủ Thái Lan quan tâm hơn bao giờ hết, đặc biệt là khi nước này đang từng bước tiếp cận và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Gần đây, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Lộ trình Quản lý chất thải nhựa 2018–2030 với tham vọng tái chế tất cả chất thải nhựa vào năm 2027.
Để thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực quản lý chất thải rắn, Ủy ban Đầu tư Thái Lan đã đưa ra những chương trình nhằm khuyến khích đầu tư vào việc sử dụng nguyên liệu thô thứ cấp, tái chế chất thải và công nghệ sản xuất bền vững như một phần của chiến lược nhằm đạt được mô hình kinh tế BCG.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ trong quá trình thực hiện, chính phủ Thái Lan cũng đang xem xét những chính sách công đối với các dự án quản lý chất thải quy mô nhỏ (chi phí đầu tư dưới 5 tỷ THB (150 triệu USD), sự gia tăng phát sinh liên tục của chất thải nhựa, chất thải nguy hại và điện tử và những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng.
Ngoài đầu tư công, Thái Lan đang thúc đẩy các hình thức hợp tác công - tư để khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào quản lý chất thải rắn đô thị. Giống như một công cụ chính sách, các hình thức hợp tác công tư đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho khu vực tư nhân của Thái Lan trong lĩnh vực chất thải, đặc biệt là trong các dự án quản lý chất thải quy mô lớn. Đồng thời, việc mở rộng mô hình biến chất thải thành năng lượng để sản xuất và phát điện từ hệ thống xử lý chất thải đã góp phần nâng cao công suất phát điện theo Kế hoạch phát triển 2018.
Theo Báo cáo GIIO của Thái Lan năm 2021, ngoài tài trợ công, chương trình ngân hàng xanh, những chương trình hợp tác công tư, trái phiếu xanh doanh nghiệp và tài trợ hạng hai (sự kết hợp giữa tài trợ nợ và vốn chủ sở hữu mang lại cho người cho vay quyền chuyển đổi thành cổ quyền trong công ty trong trường hợp vỡ nợ, thường là sau khi các công ty đầu tư mạo hiểm và các nhà cho vay cao cấp khác được thanh toán) là những cơ chế tài trợ phổ biến trong hoạt động đầu tư vào quản lý chất thải bền vững ở Thái Lan.
Những phương thức hợp tác công tư đã được thiết lập đầu tư vào lĩnh vực chất thải ở Thái Lan kể từ năm 2014 và sau đó đã được cải cách theo Đạo luật PPP 2019 để huy động các nguồn lực từ khu vực tư nhân để đầu tư vào các hệ thống vận hành quản lý chất thải. Nhiều dự án quản lý chất thải theo hình thức hợp tác công - tư đã được triển khai thành công ở Thái Lan.
Ví dụ, Tổ chức hành chính tỉnh Rayong đã và đang hợp tác với Công ty TNHH Global Power Synergy Public (GPSC) để vận hành Dự án Năng lượng từ chất thải thành Năng lượng Rayong từ năm 2018.
Trái phiếu xanh cũng đã trở thành một công cụ tài chính cho lĩnh vực này trong những năm gần đây. Chẳng hạn, vào năm 2020, công ty năng lượng Global Power Synergy Public Company Limited (GPSC), đã phát hành trái phiếu xanh doanh nghiệp trị giá 5 tỷ THB (160,5 triệu USD) cho thị trường vốn Thái Lan để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và chất thải (tỷ lệ tài trợ 50:50 theo từng lĩnh vực). Với vai trò quan trọng của ngành xử lý rác thải trong chương trình nghị sự về nhựa biển, Thái Lan đang xem xét phát hành trái phiếu xanh để giải quyết vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải nhựa thải ra biển trong thời gian tới.
Việt Nam – chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước
Trong khi đó, ở Việt Nam, các tài sản và dự án quản lý chất thải lớn ở Việt Nam hầu hết đều thuộc sở hữu công, với nguồn tài chính công dành cho các cơ sở xử lý chất thải, chế biến chất thải thành năng lượng và cơ sở hạ tầng tái chế hợp vệ sinh.
Các cơ sở xử lý chất thải thường đòi hỏi nguồn vốn đáng kể. Nếu Việt Nam phát triển hoạt động quản lý rác thải, các thành phố có thể đẩy mạnh thêm hình thức hợp tác công - tư hoặc thông qua phát hành trái phiếu xanh để cấp vốn cho các dự án. Các dự án và tài sản thuộc sở hữu tư nhân của Việt Nam thường là những cơ sở tái chế, cơ sở thực hiện mô hình biến rác thải thành năng lượng, cung cấp các phương tiện đầu tư vốn và nợ khác.
Đến nay, trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, với 381 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp chưa hợp vệ sinh.
Tuy vậy, đến 71% lượng chất thải rắn sinh hoạt vẫn đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Trong đó, theo nghiên cứu của World Bank, ngân sách nhà nước đang tài trợ đến 75% chi phí vận hành của hoạt động này (trong đó chủ yếu là vốn vay ODA). Khu vực kinh tế tư nhân mới chỉ đầu tư một lượng vốn rất khiêm tốn trong lĩnh vực này.
Tại tọa đàm “Mô hình hợp tác công tư trong xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn tại Việt Nam”, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), cho biết, chỉ tính riêng trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc tăng chỉ tiêu từ 15% lên 70% (theo Nghị quyết Đại hội XIII) trong vòng 10 năm tới cần nguồn đầu tư rất lớn, từ 10 - 20 tỷ USD.
Ông Lộc cho rằng, để hiện thực hóa mục tiêu trên, Việt Nam cần tìm hiểu các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, đồng thời nâng cao vai trò cộng đồng, xã hội hoá nhằm phát huy mọi nguồn lực trong việc tham gia quản lý nước thải và chất thải rắn.
Tuy vậy, theo ông Lộc, trong thời gian qua, việc triển khai hợp tác công - tư trong lĩnh vực xử lý nước thải, chất thải rắn chưa được thực hiện nhiều, một số dự án đã được thực hiện lại chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Ông Lộc cho biết: “Kể cả trước khi có Luật và sau khi Luật PPP có hiệu lực, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, phương thức đối tác công – tư trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn vẫn chưa được triển khai nhiều tại Việt Nam”.
Cùng chung nhận định, trong tọa đàm, ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường nhấn mạnh rằng, công tác đầu tư hệ thống xử lý nước thải đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, vì thế Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác công - tư trong vấn đề này.
Đặc biệt, theo ông Hiền, Việt Nam cần đẩy mạnh hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư, trong đó ưu tiên hình thức đấu thầu quốc tế; đồng thời hạn chế tối đa tình trạng chỉ định thầu. Đối với nhà đầu tư được lựa chọn qua đấu thầu, Nhà nước và nhà đầu tư thương thảo các nội dung quan trọng, nhất là phân chia trách nhiệm, cơ chế phối hợp.
Chặng đường sắp tới
Từ thực tiễn trong nước và bài học kinh nghiệm từ các nước trong khu vực (với điển hình ở đây là Thái Lan), Việt Nam có thể thực hiện những biện pháp để tăng cường đa đạng hóa hình thức thu hút vốn trong lĩnh vực xử lý chất thải vào thời gian tới.
Trong số đó, trái phiếu xanh, ngân hàng xanh, những chương trình hợp tác công - tư, trái phiếu xanh doanh nghiệp và tài trợ hạng hai nên là những hình thức mà Việt Nam rất cần đẩy mạnh. Đặc biệt, Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác công - tư, bởi đây sẽ là hình thức hợp tác mang lại nguồn tài chính dồi dào cho hoạt động xử lý chất thải, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, đồng thời mang lại lợi ích cho cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội vừa qua.
Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đến năm 2025, 100% làng nghề trên địa bàn thành phố sẽ được công nhận đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường.
Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, kinh tế tuần hoàn là giải pháp quan trọng để thực hiện kế hoạch quản lý chất thải nhựa, xử lý khủng hoảng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là tập hợp nhiều công cụ chính sách quan trọng hỗ trợ quản lý chất thải rắn một cách hiệu quả, được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên, cần có một mô hình phù hợp để thực thi EPR đạt được tối đa kỳ vọng.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.