JICA: Tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam tụt lùi trong khu vực

Quỳnh Chi Thứ sáu, 20/12/2019 - 08:42

JICA nhận định, Việt Nam đặc biệt thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, là một trong những yếu tố hạn chế khả năng kết nối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Đại diện JICA và Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dẫn số liệu khảo sát của Tổ chức Xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) về điều kiện kinh doanh của các công ty Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, các công ty Nhật Bản hiện là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam đã mua sắm khoảng 34,2% các nguyên vật liệu thô và phụ tùng đầu vào từ các nhà cung cấp địa phương trong năm 2016. 

Con số này thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước ASEAN ví dụ như Thái Lan (57,1%) và Indonesia (40,5%). Các chuyên gia JICA đánh giá, mặc dù Việt Nam đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng lợi ích mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chưa tương xứng.

Trong khi đó, theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư), cả nước hiện có hơn 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Xét về quy mô, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. 

Các doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện thu nhập người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò chủ đạo đóng góp khoảng 42% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội.

JICA đánh giá, tuy tăng mạnh về số lượng song khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đứng trước những thách thức to lớn. Việt Nam đặc biệt thiếu các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa, là một trong những yếu tố hạn chế khả năng kết nối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Chính vì vậy, dự án thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa và phát triển ngành công nghiệp được ký kết giữa Văn phòng JICA Việt Nam và Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư) vào ngày 19/12/2019 nhằm hướng tới tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu thông qua việc sử dụng các cơ chế hỗ trợ được quy định trong luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chính sách đối với công nghiệp phụ trợ. Dự án này dự kiến được triển khai từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2023. 

Trong khuôn khổ của dự án, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước có tiềm năng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng chính là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án, sẽ nhận được những hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp để có thể nâng cao năng lực và đáp ứng được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp công nghiệp quốc tế.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước cũng sẽ nhận được những hỗ trợ gián tiếp thông qua các hoạt đông đào tạo được triển khai cho các đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động cả ở khu vực công và tư nhân. 

Đồng thời, dự án sẽ khảo sát, đánh giá hiện trạng việc cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa qua cổng thông tin của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ cho việc nâng cấp cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc gia, qua đó hỗ trợ hình thành nền tảng kết nối kinh doanh giữa nhà cung ứng trong nước với các doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu ở Việt Nam.

Đối với JICA, chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và phát triển công nghiệp thuộc một trong ba trụ cột  trong chính sách hợp tác quốc tế đối với Việt Nam. Ưu tiên của tổ chức này là hỗ trợ việc nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng cơ bản của các ngành công nghiệp phụ trợ hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực chiến lược được nêu trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam.

Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Theo ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam, tôn trọng người lao động, nắm rõ hoạt động và cách thức vận hành doanh nghiệp, tập trung vào các mục tiêu trung và dài hạn là những trụ cột chính đã giúp doanh nghiệp Nhật Bản phát triển.
Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Theo ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng đại diện JICA Việt Nam, tôn trọng người lao động, nắm rõ hoạt động và cách thức vận hành doanh nghiệp, tập trung vào các mục tiêu trung và dài hạn là những trụ cột chính đã giúp doanh nghiệp Nhật Bản phát triển.
Doanh nghiệp 'lót tay' cho cán bộ thuế vì muốn giảm nhẹ tội

Doanh nghiệp 'lót tay' cho cán bộ thuế vì muốn giảm nhẹ tội

Tiêu điểm -  4 năm

Không chỉ phải trả thêm các chi phí không chính thức, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính khi phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký.

Những ‘nét vẽ’ làm nên thương hiệu doanh nghiệp

Những ‘nét vẽ’ làm nên thương hiệu doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Bên cạnh đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng trong bối cảnh mới, việc xây dựng thương hiệu trước hết cần ý chí mạnh mẽ và quyết đoán từ những người lãnh đạo.

Hai bí quyết phòng chống khủng hoảng trong doanh nghiệp

Hai bí quyết phòng chống khủng hoảng trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Các chuyên gia về xử lý khủng hoảng truyền thông cho rằng, việc tạo ra dịch vụ từ trái tim và xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời chính là bí quyết để các doanh nghiệp phòng chống khủng hoảng hữu hiệu nhất trong thời đại số.

Chuyên gia Nhật chia sẻ bí quyết doanh nghiệp gia đình nghìn tuổi

Chuyên gia Nhật chia sẻ bí quyết doanh nghiệp gia đình nghìn tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Các doanh nghiệp gia đình Việt Nam sẽ rút ra được bài học từ những doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình hơn 1.000 năm tuổi ở Nhật Bản.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  14 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.