Leader talk
Tư duy người lãnh đạo quyết định sự thành công của chuyển đổi số
Với tầm nhìn chiến lược trong thời đại số hóa, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc Rạng Đông khẳng định: “Khi triển khai chuyển đổi số, công nghệ không phải là câu trả lời, mà con người và sự chuyển đổi chiến lược của doanh nghiệp chính là yếu tố tiên quyết.”
Cái khó của doanh nghiệp công nghiệp truyền thống
Từ cách đây hơn một thập kỷ, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra tại Việt Nam dưới cái tên “điện tử hoá doanh nghiệp”. Trong những năm gần đây, quá trình này mới bắt đầu được đẩy mạnh nhờ sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự lên ngôi của những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data) và đặc biệt là khi các doanh nghiệp bị đặt vào bối cảnh của cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây nên.
Trong bối cảnh mới, chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại qua mọi khủng hoảng, phục hồi và phát triển với tốc độ nhanh hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, không vô cớ mà tần suất “chiếm sóng” của chủ đề chuyển đổi số trên các kênh truyền thông, các cuộc hội thảo, hội nghị hay đơn giản là trong các cuộc thảo luận hàng ngày của giới doanh nhân vẫn không hề giảm bớt suốt nhiều năm liền. Lợi ích của chuyển đổi số mang lại rất lớn nhưng không phải ai cũng thực hiện được do nhiều rào cản, đặc biệt là đối với doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp truyền thống.
.jpg)
Sở hữu mô hình nhà máy và quy trình phức tạp cùng hệ thống máy móc và đội ngũ nhân sự lớn vốn là ưu điểm song cũng là nhược điểm khiến việc cải tiến, chuyển đổi số của các doanh nghiệp này gặp không ít trở ngại.
Do các dây chuyền sản xuất đã ổn định, công nghệ và sản phẩm chưa có nhiều đổi mới và quan trọng hơn là thị trường chưa phát sinh thêm nên nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn ngần ngại việc tăng cường đầu tư cho chuyển đổi số.
Một khảo sát, đánh giá việc triển khai, ứng dụng các giải pháp công nghệ số ở gần 250.000 doanh nghiệp trên cả nước của Công ty CP MISA chỉ ra rằng, rào cản lớn nhất để doanh nghiệp chuyển đổi số nằm ở nhận thức, ý chí quyết tâm hành động của các lãnh đạo doanh nghiệp.
Họ vẫn còn khá mông lung và chưa dám sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để đưa doanh nghiệp chuyển mình. Thế nhưng vùng an toàn này sẽ khó được đảm bảo trong bối cảnh hiện nay, khi cả thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa “chuyển đổi số hay là chết”!

Dấu ấn tiên phong
Nói chuyển đổi số là câu chuyện của giới trẻ thời đại mới quả là một nhận định sai lầm. Khi nhiều lãnh đạo vẫn bị mắc kẹt trong bài toán tư duy thì ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng giám đốc Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông – một lãnh đạo gắn bó hơn nửa thế kỷ với doanh nghiệp - đã sớm “đi trước, đón đầu” với tầm nhìn đưa công ty trở thành hình mẫu về chuyển đổi số cho tất cả doanh nghiệp công nghiệp truyền thống tại Việt Nam.
Là điển hình của một doanh nghiệp công nghiệp truyền thống với 60 năm tuổi, Rạng Đông đã cho thấy những bước đi rõ ràng, vững chắc, từng bước chuyển đổi, nâng cao công nghệ từ sản xuất đến nhân sự và hệ thống quản lý. Nhờ đó, những năm qua công ty này đều ghi nhận tăng trưởng vượt bậc, kể cả trong giai đoạn Covid-19.
Nhớ lại nhiều năm trước đây, khi người ta còn đang loay hoay tìm đường đổi mới công nghệ, ông Thăng đã cho xây dựng hẳn một trung tâm nghiên cứu và phát triển chiếu sáng. Đó là nơi tập hợp các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nguồn sáng ngày đêm làm việc để cho ra những sản phẩm mới phục vụ lộ trình công nghệ của công ty.

Trong lịch sử 60 năm, công ty này đã trải qua bốn thời kỳ chuyển tầng công nghệ, từ công nghệ đèn dây tóc dựa trên hiệu ứng Joule của dòng điện, sang tầng công nghệ đèn phóng điện dựa trên nguyên lý va chạm đưa các nguyên tử thủy ngân lên trạng thái kích thích, tầng công nghệ chiếu sáng rắn (SSL-LED) và Hệ sinh thái LED 4.0
Từ ngày 1/7/2019, Rạng Đông đã triển khai chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030. Ông Thăng cho biết, quá trình chuyển đổi số của Rạng Đông được thực hiện đồng bộ trên cả ba phương diện: công nghệ, quá trình và tổ chức - con người.
Ban lãnh đạo Rạng Đông xác định, chuyển đổi số trước hết là chuyển đổi nhận thức, tư duy, chiến lược, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển đổi mô hình kinh doanh, mô hình tổ chức vận hành để thích ứng với thời đại số.
Trong tư duy của những người đứng đầu Rạng Đông, chuyển đổi số là quá trình phức tạp, liên tục, không có điểm dừng và quyết định tương lai của Rạng Đông nên cần tư duy tổng thể - hành động cụ thể có tiến trình, trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với hiện thực khách quan từng thời kỳ, tránh làm tràn lan.
Đó không chỉ là một định hướng đúng đắn, mà còn là một ứng xử cao đẹp của một "anh lớn" trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống ở Việt Nam với triết lý kinh doanh luôn đặt sự tử tế làm kim chỉ nam cho sự phát triển.
“Chúng tôi sẽ không ngừng đổi mới và sáng tạo để thương hiệu Rạng Đông không ngừng tỏa sáng trên khắp mọi miền Tổ quốc và vươn ra chinh phục thị trường thế giới”, ông Thăng nhấn mạnh.
Covid-19 là cơ hội để tái cơ cấu và chuyển đổi số
Giải bài toán chuyển đổi số ở Thừa Thiên Huế
Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng tỉnh Thừa Thiên Huế có thể tự xem mình là một quốc gia thu nhỏ để có những định hướng chuyển đổi số phù hợp, kịp thời từ cấp chính quyền cũng như triển khai các chương trình hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp cần gì cho chuyển đổi số thành công?
Doanh nghiệp, tổ chức khi tiến hành chuyển đổi số cần tập trung ưu tiên những khâu then chốt để tạo doanh thu, nguồn lực và hiệu ứng lan tỏa cho các bước tiếp theo.
Năm hành động để chuyển đổi số quốc gia
Thực tiễn triển khai chuyển đổi số trong năm 2020 cho thấy, việc tìm ra đúng vấn đề của xã hội thường sẽ khó khăn, thách thức hơn là giải vấn đề đó bằng công nghệ. Trong kỷ nguyên 4.0, mọi vấn đề đều có lời giải bằng công nghệ số.
Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số hiệu quả
Bộ Thông tin và truyền thông triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng được công nghệ số, tận dụng thời cơ vươn mình phát triển trong kỷ nguyên số.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.