Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Theo các hiệp hội, dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn còn nhiều điều bất cập, thiếu rõ ràng và gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi một số quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã được Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức nhiều buổi tham vấn với các doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức và cá nhân, từ đó có những bước chỉnh lý theo chiều hướng tiến bộ hơn, trước khi được Bộ Tư pháp thẩm định.
Tuy nhiên, sau buổi họp thẩm định với Bộ Tư pháp vào cuối tháng 9 vừa qua, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp cho biết vẫn còn nhiều nội dung xa rời thực tế và không phù hợp với pháp luật hiện hành.
Những nội dung này có thể sẽ tạo ra cản trở rất lớn để doanh nghiệp có thể tuân thủ, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp, trong bối cảnh doanh nghiệp phải chịu nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.
Chính từ những quan ngại này, mới đây, các hiệp hội doanh nghiệp đã gửi thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, với nội dung “khẩn thiết đề nghị xem xét, rà soát kỹ lưỡng nội dung dự thảo”.
Trong thư kiến nghị, các hiệp hội cho biết nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 không được đưa ra những quy định nằm ngoài Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như mâu thuẫn với các luật hiện hành khác.
Đại diện doanh nghiệp đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định lại các nội dung còn chưa phù hợp, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, là phải xây dựng đúng tinh thần đảm bảo thuận lợi cho công tác quan lý nhà nước nhưng cũng phải hạn chế tối đa tác động tiêu cực với doanh nghiệp.
Nhóm hiệp hội đưa ra 6 nhóm góp ý quan trọng để xem xét lại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Đầu tiên, phải đơn giản, minh bạch hóa thủ tục cấp giấy phép môi trường, chuyển sang hậu kiểm thay vì chỉ tiền kiểm. Theo nhận định của các hiệp hội, thủ tục cấp giấy phép môi trường như dự thảo nghị định đưa ra vẫn rất phức tạp, thiếu rõ ràng và phát sinh nhiều thủ tục hành chính.
Những thiếu sót này có thể là tiền đề để tạo ra cơ chế xin – cho, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư, kinh doanh nhưng cũng không tạo ra hiệu quả về mặt môi trường.
Thứ hai, sửa đổi và bãi bỏ các quy định trái với thực tiễn, ví dụ như quy định về khoảng cách an toàn với khu dân cư áp dụng cho cả doanh nghiệp đã hoạt động nhưng không nêu rõ ai phải chịu chi phí di dời; quy định lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động vừa tốn kém vừa thiếu hiệu quả; quy định cấm lưu hành, sử dụng nhựa dùng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy…
Thứ ba, đề nghị không thành lập các cơ quan là Văn phòng EPR quốc gia hay Hội đồng EPR quốc gia do không có quy định rõ ràng, quy định hoạt động “trái luật hiện hành”, có thể làm tăng biên chế bất hợp lý.
Thứ tư, bổ sung khung pháp lý để quản lý khoản đóng góp tài chính theo công cụ chính sách mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR). Theo các hiệp hội, quy định trong dự thảo nghị định về việc sử dụng khoản đóng góp tài chính này đang “không đúng mục đích và trái luật”.
Thứ năm, điều chỉnh tỷ lệ thu gom, tái chế bắt buộc và mức phí đóng góp cho hoạt động thu gom, tái chế bắt buộc theo hướng phù hợp, có cơ sở khoa học, tránh xảy ra hiện tượng phí chồng phí, gây ra gánh nặng cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, lùi thời hạn thực hiện công cụ EPR đến tháng 1/2025 để có thời gian xây dựng ngành công nghiệp tái chế sẵn sàng đáp ứng các quy định mới, đồng thời cũng là tạo cơ hội để doanh nghiệp phục hồi sau cú sốc Covid-19.
11 hiệp hội doanh nghiệp ký tên vào kiến nghị bao gồm Hiệp hội Thực phẩm minh bạch (AFT), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM (FFA), Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA), Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM).
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực