Tiêu điểm
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD vào năm 2023
Đây là mục tiêu mà Thủ tướng cho rằng sẽ đạt được và đề nghị hai bên hợp tác chặt chẽ theo hướng cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước.

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin chiều 18/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, thực chất, hiệu quả và sâu rộng hơn nữa quan hệ hợp tác hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác kinh tế là trụ cột quan trọng của quan hệ hai nước, đề nghị hai bên hợp tác chặt chẽ nhằm sớm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng.
Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư vào Việt Nam, trong đó ưu tiên lĩnh vực công nghệ số, điện tử, năng lượng tái tạo, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu tổ hợp công nghệ chuyên sâu, khu công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao…
Thủ tướng đề nghị Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục coi Việt Nam là đối tác trọng tâm của chính sách về hợp tác phát triển; nhấn mạnh hợp tác lao động giữa hai nước còn nhiều dư địa, đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ giúp Việt Nam đào tạo, nâng cao chất lượng tay nghề người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt cho người lao động Việt Nam.
Hai bên cần tăng cường hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và thúc đẩy hợp tác về y tế, văn hóa, giáo dục, giao lưu người dân…
Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác chiến lược và sẽ là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. 59 tỉnh thành phố ở Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại trực tiếp với Hàn Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, năm 2021, Hàn Quốc là đối tác thương mại song phương lớn thứ ba của Việt Nam, với kim ngạch hai chiều gần 78,3 tỷ USD. Top 5 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang Hàn Quốc gồm điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; hàng dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ.
Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc các mặt hàng: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; xăng dầu các loại; chất dẻo nguyên liệu.
Tốc độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch thương mại hai nước từ khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) có hiệu lực vào tháng 12/2015 là 14%/năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng qua các năm có xu hướng ‘trồi sụt’.

Để đạt mục tiêu 100 tỷ USD vào năm 2023, kim ngạch thương mại năm nay và năm sau chỉ cần duy trì mức tăng trưởng trung bình 14% như 6 năm qua.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, việc duy trì mức tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa hai nước ở mức trên cũng sẽ gặp không ít thách thức. Nhiều tổ chức quốc tế đưa ra cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, thời gian tới dự báo phức tạp, khó lường.
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng; chuỗi cung ứng, lao động, sản xuất đứt gãy cục bộ; giá cả nguyên vật liệu đầu vào, lạm phát tăng cao ở nhiều nước; thị trường quốc tế thu hẹp.
Có lẽ vì điều đó, Thủ tướng đã đề nghị “hai bên hợp tác chặt chẽ” nhằm đảm bảo mục tiêu thương mại song phương.
Bên cạnh xuất nhập khẩu, Hàn Quốc cũng là nhà đầu tư số 1, là đối tác viện trợ phát triển, là thị trường du lịch, hợp tác lao động đứng thứ 2 của Việt Nam.
Gần 200 ngàn người Hàn Quốc sinh sống và làm việc tại Việt Nam và cũng ngần ấy người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc, trong đó, có các gia đình đa văn hóa Việt Hàn đã cho thấy mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, thuỷ chung giữa hai nước chúng ta. Các mối quan hệ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể thao… cũng rất sôi động.
Dòng tiền từ Hàn Quốc tiếp tục xu hướng đổ vào bất động sản Việt
Dòng tiền từ Hàn Quốc tiếp tục xu hướng đổ vào bất động sản Việt
Các doanh nghiệp FDI lớn của Hàn Quốc đang bổ sung bất động sản vào danh mục đầu tư của mình tại Việt Nam với nhiều dự án chất lượng cao mới đang được triển khai.
Nhà bán lẻ Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam
Phục hồi tích cực sau cú sốc Covid-19, nhiều nhà bán lẻ Hàn Quốc đang đặt kế hoạch mở rộng tại thị trường Việt Nam để tận dụng cơ hội.
Doanh nghiệp logistics Hàn Quốc muốn hợp tác với Việt Nam
Các doanh nghiệp Hàn Quốc nhìn nhận, thị trường logistics của Việt Nam dự kiến tăng trưởng bình quân hơn 13%/năm đến hết năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai thông qua các xu hướng đầu tư nước ngoài và áp dụng công nghệ mới.
Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc nhất giữa đại dịch
Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất giữa đại dịch. Tổng số vốn FDI đăng ký 10 tháng qua của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam vẫn tăng mạnh 21% so với cùng kỳ năm trước.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.