Sở hữu trí tuệ

Lần đầu tiên bán bản quyền phát sóng SEA Games 32

Hương Giang Chủ nhật, 22/01/2023 - 08:36

Trong kỳ World Cup 2022, VTV và các nhà tài trợ đã phải trả khoảng 350 tỷ đồng để mua bản quyền phát sóng những trận cầu đỉnh cao. Không lâu sau đó, FPT Play lại tiếp tục chi nhiều tỉ đồng để mua bản quyền của AFF Cup. Đi cùng làn sóng của các giải đấu thể thao, 2023 sẽ là năm đầu tiên bán bản quyền phát sóng của Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games).

SEA Games 32 sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Cam-pu-chia với số môn thi đấu cao kỷ lục

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 dự kiến sẽ được tổ chức dưới hình thức thương mại lần đầu tiên tại Campuchia. Trước đây, thông thường SEA Games chỉ thu các cơ quan báo chí truyền thông ở mức phí tượng trưng khoảng 5.000 USD (hay khoảng 120 triệu VNĐ) gọi là phí truyền dẫn chứ không phải là phí bản quyền. 

Thật khó để có thể so sánh mức phí phát sóng giữa SEA Games và các giải được nêu trên bởi phạm vi và độ phổ biến của chúng, tuy nhiên, đây là mức giá tương đối thấp so với chi phí bỏ ra để tổ chức trận đấu.

Quyết định thương mại hóa bản quyền truyền hình phát sóng SEA Games được chốt vào ngày 13/7/2022 sau cuộc họp Ủy ban điều hành của Hội đồng Liên đoàn Đại hội thể thao Đông Nam Á tại Phnom Penh với sự tham dự của 10 quốc gia ASEAN. Lí do ban tổ chức đưa ra là tất cả các giải đấu thể thao trên quy mô lớn như World Cup, Olympic, Ngoại Hạng Anh, UEFA Champions League đều thu phí phát sóng bản quyền truyền hình.

Mặc dù có sự khác biệt về trình độ, nhưng nếu muốn đến gần hơn với các giải đấu đẳng cấp quốc tế, các quốc gia Đông Nam Á cần thu bản quyền truyền hình nhằm gia tăng chất lượng SEA Games, giảm tải gánh nặng cho hệ thống và hỗ trợ chi phí tổ chức cho nước chủ nhà…

Sau đó, vào ngày 25/11/2022, Ban tổ chức SEA Games Campuchia đã có thư chỉ định Công ty Apollo Media PTE (Singapore) và đối tác của họ tại Việt Nam là On Media - Công ty CP truyền thông tương lai Việt Nam, là đại diện chính thức được quyền phân phối bản quyền phát sóng các nội dung SEA Games 32.

Lần đầu tiên bán bản quyền phát sóng SEA Games 32
Lễ công bố bản quyền SEA Games 32 tại Việt Nam (Ảnh: VTVcab)

Ngày 7/1/2023, tại Hà Nội, VTVcab đã chính thức công bố là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu bản quyền phát sóng SEA Games 32. Giá trị gói bản quyền truyền hình SEA Games 32 không được tiết lộ.

Trong lễ công bố ở Hà Nội, ông Venu Ganesh Ramadas, Đại diện Ban bản quyền và sản xuất thuộc ban tổ chức SEA Games 32 – chia sẻ: “Đây là tín hiệu tích cực giúp giảm gánh nặng chi phí tổ chức sự kiện cho các quốc gia đăng cai, đồng thời tăng doanh thu và phát triển về mặt thương mại”.

Phía VTVcab cam kết quảng bá nội dung SEA Games 32 đến khán giả cả nước; tham gia sản xuất các môn thể thao tại SEA Games 32 cũng như hỗ trợ sản xuất thêm các nội dung bên lề SEA Games 32 để làm phong phú nội dung và sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ phía Campuchia sản xuất tất cả các nội dung SEA Game 32.

Ông Trần Văn Mạnh - Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam khẳng định: “Ủy ban Olympic Việt Nam mong muốn On Media cũng như các đơn vị truyền thông trên cả nước tích cực tham gia quảng bá để các nội dung thi đấu SEA Games 32 đến được với khán giả cả nước theo đúng tinh thần Olympic. Ủy ban Olympic Việt Nam ghi nhận công tác chuẩn bị của Ban tổ chức SEA Games Campuchia và sẽ tiếp tục đồng hành với Campuchia để tạo nên một kỳ SEA Games thành công”.

SEA Games 32 diễn ra từ ngày 5 đến 16/5/2023. Đây là lần đầu tiên Campuchia đăng cai với các địa điểm tổ chức ở Phnom Penh, Siem Reap, Preah Sihanouk, Kampot và Kep. Đại hội có 49 môn gồm 608 nội dung – một kỷ lục của đại hội. Trước đó, SEA Games 30 tại Philippines và 31 tại Việt Nam lần lượt tổ chức 56 môn với 530 nội dung và 40 môn với 526 nội dung. Mục tiêu của Đoàn thể thao Việt Nam là đứng trong tốp 3 tại SEA Games 32.

Thu gần 256 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc năm 2022

Thu gần 256 tỷ đồng tiền bản quyền âm nhạc năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong năm 2022, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã thu được gần 256 tỷ đồng tiền sử dụng các tác phẩm âm nhạc, tăng 61% so với năm 2021.

Bảo vệ bản quyền vũ đạo?

Bảo vệ bản quyền vũ đạo?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong thời đại phổ biến của những nền tảng video ngắn như TikTok, ngoài âm nhạc bắt tai, nội dung thú vị, vũ đạo bắt mắt đóng một vai trò rất quan trọng giúp các video được nhiều người quan tâm. Tuy vậy, thông thường, các ca sĩ sẽ nhận được tiền bản quyền cho tác phẩm của mình, còn các vũ công, biên đạo múa thì không.

Trường Harvard thu hơn 60 triệu USD từ bản quyền case-study

Trường Harvard thu hơn 60 triệu USD từ bản quyền case-study

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Không nhiều người biết rằng, học liệu của các trường đại học cũng là những tài sản trí tuệ có tiềm năng tạo ra doanh thu lớn. Trong đó, Trường Kinh doanh Harvard là một trong những trường đại học nổi tiếng với hoạt động kinh doanh bản quyền học liệu, với doanh thu hàng triệu USD mỗi năm.

Vi phạm bản quyền ngày càng có tổ chức, tinh vi

Vi phạm bản quyền ngày càng có tổ chức, tinh vi

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong khoảng một thập kỷ gần đây, ý thức pháp luật của người dân về quyền tác giả, quyền liên quan đã cải thiện đáng kể, song việc sao chép và phân phối trái phép bản sao tác phẩm vẫn là một vấn đề nhức nhối trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  2 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  4 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  5 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  5 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  5 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều