Lo ngại về 500 dự án đầu tư công chưa được phê duyệt nhưng đã khởi công

Nhật Hạ Thứ bảy, 24/07/2021 - 20:45

Các đại biểu Quốc hội cho rằng các giai đoạn tới phải khắc phục cho được 513 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng vẫn tổ chức khởi công trước rồi tự động đưa vào danh sách phê duyệt sau. “Điều này đang gây băn khoăn trong dư luận”.

Theo tờ trình của Chính phủ tại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, ngày 24/7, dự kiến tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng, bao gồm 1.500 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách trung ương và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương.

Trong số vốn ngân sách trung ương dự kiến có 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước và 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài.

Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết giai đoạn tới có dưới 5.000 dự án đầu tư công được thực hiện, giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó thu hồi dứt điểm số vốn ứng trước kế hoạch, hoàn thành các dự án chuyển tiếp, khởi công mới khoảng 2.236 dự án.

Mức vốn bố trí bình quân cho một dự án là 210,4 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với giai đoạn trước (88 tỷ đồng/dự án).

Chính phủ trình Quốc hội thông qua danh mục 3 chương trình mục tiêu quốc gia gồm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững. Tổng số vốn ngân sách trung ương chi cho đầu tư các chương trình này là 100.000 tỷ đồng,

Đối với các dự án quan trọng quốc gia, Chính phủ xin ý kiến thông qua danh mục và mức vốn bố trí cho 2 dự án chuyển tiếp và khởi công mới 1 dự án đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư gần 65.800 tỷ đồng; khoảng 38.738 tỷ đồng đầu tư các đoạn tuyến thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2).

Đồng thời, kế hoạch vốn các năm 2017, 20218 được phép kéo dài sang giai đoạn 2021 – 2025 của 12 dự án với số vốn hơn 4.100 tỷ đồng. Đây là những dự án liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình triển khai các dự án giao thông, xây dựng cảng hàng không, bệnh viện… 

12 dự án trên gồm dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành của tỉnh Đồng Nai; dự án Hồ chứa nước Ka Pét tỉnh Bình Thuận; dự án xây dựng tuyến nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính tại tỉnh Hà Nam; dự án đầu tư xây dựng Nâng cấp đê Tả sông Luộc kéo dài (đoạn từ K120+600 đê tả sông Hồng đến K20+700 đê tả sông Luộc) ở tỉnh Hưng Yên.

Bên cạnh còn có dự án hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tỉnh Quảng Bình; Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; dự án nâng cấp đường ĐT.724 và xây dựng 3 cầu, thông tuyến đường ĐT.721 tỉnh Lâm Đồng; dự án Đường tỉnh 922, thành phố Cần Thơ; dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận; dự án Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh; dự án Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2; dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 của Bộ Y tế.

“Số vốn còn lại khoảng hơn 78.700 tỷ đồng để đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, dự án trọng điểm khác, trường hợp phát sinh tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án theo đúng quy định”, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng.

Dự án đầu tư công giảm 50% nhưng vốn tăng hơn 870.000 tỷ đồng trong 5 năm tới
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình tại Kỳ họp. Ảnh: Nhật Bắc.

Từ đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn tới phấn đấu trên 90%, số dự án hoàn thành chiếm trên 80% tổng số dự án được bố trí vốn.

Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường vành đai 3, vành đai 4 khu vực động lực Hà Nội, TPHCM; tuyến nối vùng Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, đầu tư hạ tầng cho phát triển vùng khu vực miền núi phía Bắc, các công trình đường bộ cao tốc và đường thủy nội địa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long;

1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và hành lang kinh tế Đông-Tây được hoàn thành vào năm 2025; sửa chữa nâng cấp, xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống người dân vùng khan hiếm nước, hoàn thành 84 dự án kết nối liên vùng, dự án lan tỏa…

Đầu tư công trung hạn phải bảo đảm không tạo áp lực trả nợ quá lớn

Thẩm tra các nội dung trong tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến trong ủy ban đánh giá, về tổng thể, vốn đầu tư công dự kiến tăng 1,43 lần so với số kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là tích cực. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ lưu ý tiếp tục rà soát thận trọng nguồn thu để bảo đảm tính khả thi của kế hoạch, giữ vững an toàn nợ công.

Bên cạnh đó, việc xác định dự toán chi đầu tư hàng năm phải dựa trên cơ sở thu ngân sách nhà nước thực tế từ thực lực của nền kinh tế, vay đầu tư trong khả năng trả nợ, không tạo áp lực trả nợ quá lớn cho giai đoạn sau và phải bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng với các nhiệm vụ an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Giai đoạn 2021 - 2025 giảm 50% dự án đầu tư công nhưng vốn tăng 870.000 tỷ đồng 1
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường. Ảnh: Trang thông tin Quốc hội.

Đánh giá về giai đoạn 2016 – 2020, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như việc hoàn thành các mục tiêu theo Nghị quyết 26 chưa đạt; tỷ lệ chi đầu tư giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương giảm dần qua các năm, tích lũy ngân sách cho chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm và ở mức thấp; nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm chậm tiến độ...

Ông Cường cho biết, việc chậm trễ là do yếu kém trong tổ chức thực hiện; chậm tiến độ giải phóng mặt bằng; chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư; chất lượng dự án chưa đảm bảo, phải điều chỉnh dự án nhiều lần; bố trí vốn không kịp thời; năng lực chủ đầu tư, nhà thầu… chưa đáp ứng yêu cầu.

Về cơ cấu nguồn vốn, đa số ý kiến trong Ủy ban đồng ý với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến đề nghị Chính phủ tính toán thận trọng hơn, tránh xây dựng kế hoạch quá cao so với khả năng cân đối nguồn lực ngân sách trung ương.

Tại buổi thảo luận tổ cùng ngày, trong hơn 2.200 dự án khởi công mới giai đoạn tới, các đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại đối với khoảng 513 dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng đã tiến hành khởi công.

Các đại biểu cho rằng từ nay đến bế mạc kỳ họp thứ nhất này, cần phải bổ sung chủ trương đầu tư cho 500 dự án đó. Trong điều kiện không thực hiện được thì rà soát danh mục, dự án nào thực sự cấp bách, ủy quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư trước khi giao vốn; còn dự án nào không đủ thủ tục thì đưa ra khỏi danh sách.

Đồng quan điểm, các đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre), Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng, giai đoạn tới phải khắc phục cho được 513 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng vẫn tổ chức khởi công trước rồi tự động đưa vào danh sách phê duyệt sau. “Điều này đang gây băn khoăn trong dư luận”.

Bên cạnh đó, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc hoàn thiện ngay thủ tục đầu tư đối với gần 5.000 dự án tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV là rất khó khăn.

Về việc phân bổ cho các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm khác, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản thống nhất với dự kiến bố trí khoảng hơn 100.000 tỷ đồng để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia. 

Trong đó, đối với 38.738 tỷ đồng để đầu tư các đoạn tuyến thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2), Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, tránh việc chia nhỏ dự án không đúng quy định.

Bên cạnh đó, thảo luận tại tổ, nhấn mạnh Chính phủ thời gian qua đã tập trung xử lý nhiều, quan tâm đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa tính toán kỹ lưỡng và thỏa đáng nguồn lực đầu tư cho vùng này để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo tờ trình của Chính phủ, tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư dự kiến cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025 khoảng 388.000 tỷ đồng.

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Tiêu điểm -  3 năm
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả.
Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Tiêu điểm -  3 năm
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả.
Quản lý đầu tư công hiệu quả để phục hồi và phát triển bền vững

Quản lý đầu tư công hiệu quả để phục hồi và phát triển bền vững

Tiêu điểm -  3 năm

Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tình trạng phân tán, phân cấp về quản lý đầu tư công kéo dài trong suốt nhiều năm qua gây ra nhiều cản trở cho nền kinh tế.

Giảm còn 5.000 dự án đầu tư công, vốn ngân sách tăng thêm 120.000 tỷ đồng

Giảm còn 5.000 dự án đầu tư công, vốn ngân sách tăng thêm 120.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tiếp tục rà soát để giảm số dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 xuống còn 5.000 dự án, đồng thời tăng tổng vốn ngân sách lên 2,87 triệu tỷ đồng.

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Tiêu điểm -  3 năm

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả.

Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ

Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ

Tiêu điểm -  3 năm

Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020.

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  41 giây

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  1 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký

Tài chính -  1 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn

Tài chính -  1 giờ

Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng

Tiêu điểm -  3 giờ

Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.