Phát triển bền vững

Mondelēz Kinh Đô: ‘Sẵn sàng hợp tác vì lợi ích môi trường chung’

Phạm Sơn Thứ sáu, 15/04/2022 - 09:44

Hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, Mondelēz Kinh Đô cho biết sẵn sàng hợp tác với các công ty trong và ngoài ngành để tìm kiếm các giải pháp có lợi cho môi trường chung.

Mondelēz Kinh Đô có những bước chuẩn bị sớm hướng tới thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì

Là thương hiệu bánh kẹo, đồ ăn nhẹ hàng đầu tại Việt Nam, Mondelēz Kinh Đô cung cấp nhiều sản phẩm như bánh quy Oreo, Lu, Kinh Đô, Cosy, AFC, Solite… gắn liền với đời sống, sinh hoạt của hàng triệu hộ gia đình.

Hiểu vị thế và trách nhiệm của mình, Mondelēz Kinh Đô quan niệm “luôn coi người tiêu dùng là trung tâm”. Quan niệm này giúp Mondelēz Kinh Đô duy trì kết quả kinh doanh ấn tượng trong suốt nhiều năm qua, kể cả hai năm đương đầu với đại dịch Covid-19.

Giống như nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng nhanh khác, Mondelēz Kinh Đô cũng thuộc nhóm doanh nghiệp sẽ thực hiện trách nhiệm thu gom, tái chế hoặc đóng góp tài chính bắt buộc (công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR) đối với bao bì kể từ năm 2024.

Là một thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), Mondelēz Kinh Đô sẵn sàng cho lộ trình EPR hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Những bước chuẩn bị này giúp công ty ở thế chủ động trong cuộc chơi mới, với những quy định pháp lý mới mở ra thời kỳ mới về sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Mondelēz Kinh Đô: ‘Sẵn sàng hợp tác vì lợi ích môi trường chung’
Ông Bùi Khánh Nguyên, Giám đốc Toàn quốc phụ trách Đối ngoại và truyền thông Mondelēz Việt Nam

TheLEADER đã có buổi trao đổi với ông Bùi Khánh Nguyên, Giám đốc Toàn quốc phụ trách Đối ngoại và truyền thông Mondelēz Việt Nam, để hiểu rõ hơn những bước chuẩn bị hướng tới kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp bánh kẹo hàng đầu Việt Nam.

Ông có thể chia sẻ về tầm nhìn và mục tiêu của Mondelez Kinh Đô về phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn?

Ông Bùi Khánh Nguyên: Mondelez Kinh Đô là một thành viên của tập đoàn Mondelēz International toàn cầu, có trụ sở tại Chicago, Illinois (Mỹ). Với mục tiêu dẫn đầu tương lai của ngành thức ăn nhẹ, chúng tôi tự hào sở hữu danh mục kinh doanh bao gồm các thương hiệu địa phương và toàn cầu được ưa chuộng. Tại Việt Nam, chúng tôi hiện đang hoạt động tại ba địa điểm gồm văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, và hai nhà máy ở Bình Dương và Hưng Yên với hơn 4.000 nhân viên.

Là công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực thức ăn nhẹ (snacking), chúng tôi cam kết tạo ra giá trị cho thế giới nói chung và tác động tích cực đến cuộc sống của những người xung quanh. Đó là cam kết làm điều đúng đắn theo ba giá trị cốt lõi bao gồm Môi trường bền vững, Hỗ trợ cộng đồng và Ăn nhẹ lành mạnh. Mondelēz Kinh Đô mong muốn thúc đẩy phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Luật Bảo vệ môi trường mới chính thức có hiệu lực kể từ năm nay, với khái niệm mới là kinh tế tuần hoàn. Là doanh nghiệp đã có kinh nghiệm chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn, Mondelez Kinh Đô đánh giá thế nào về nội dung mới này?

Ông Bùi Khánh Nguyên: Luật Bảo vệ môi trường 2020 cùng Nghị định 08/2022/NQ-CP là hành lang pháp lý để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế chuyển động theo cùng hướng, tiến tới kinh tế tuần hoàn.

Điểm thuận lợi là luật mới cho phép cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn theo lộ trình. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng vấp phải không ít khó khăn khi thực thi luật, có thể kể đến như việc cần sự giải thích tường minh các điều khoản cụ thể, cũng như cần hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc chuyển đổi.

Là một doanh nghiệp sản xuất có sử dụng bao bì, vấn đề thu gom và tái chế là một trọng tâm trong việc thực thi của chúng tôi. Mặc dù đã có sự chuẩn bị từ rất sớm, chúng tôi cũng sẽ cần phải hợp tác với vô số các bên liên quan để việc thực hiện các quy định pháp luật cũng như thực hành các triết lý của kinh tế tuần hoàn có hiệu quả, bao gồm các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các nhà cung cấp bao bì, các đơn vị tái chế…

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc như thế nào? (Phần 3)

Dự kiến đến năm 2024, công cụ EPR theo quy định của điều 54 luật BVMT sẽ được áp dụng cho nhóm ngành bao bì. Mondelēz Kinh Đô đã chuẩn bị thế nào cho việc thực thi EPR?

Ông Bùi Khánh Nguyên: Thực tế, tại Việt Nam, Mondelēz Kinh Đô là doanh nghiệp sản xuất thức ăn nhẹ tiên phong trong việc đơn giản hóa vật liệu bao bì và sử dụng các loại vật liệu đóng gói mới để tạo thuận lợi cho việc tái chế bao bì trong điều kiện cơ sở hạ tầng hiện có. Hiện nay, 95% tổng số bao bì của Mondelez Kinh Đô, bao gồm chất liệu nhựa và chất liệu khác, đều có thể tái chế và tái sử dụng.

Công ty đồng thời đang lên kế hoạch thay thế các màng cán từ nhựa PP bằng chất liệu thay thế bền vững, cũng như giảm 20% nguyên vật liệu sử dụng cho đóng gói các sản phẩm mới và các dự án cải tiến trong thời gian tới. Giải pháp này góp phần quan trọng vào mục tiêu dài hạn của Mondelēz Kinh Đô trong việc thúc đẩy giảm tác động đến môi trường cùng với cam kết đạt được 100% bao bì có thể tái chế và dán nhãn thông tin cho toàn bộ danh mục sản phẩm của mình vào năm 2025.

Là một trong những công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam với các thương hiệu bánh kẹo được yêu thích, Mondelēz Kinh Đô không chỉ nỗ lực mạnh mẽ thực hiện cam kết về bao bì bền vững, mà còn tích cực truyền tải thông điệp bền vững ấy tới người tiêu dùng.

Mondelēz Kinh Đô: ‘Sẵn sàng hợp tác vì lợi ích môi trường chung’ 2
Là thành viên của PRO Việt Nam, Mondelez Kinh Đô đã tiên phong đặt logo PRO Viet Nam trên các bao bì bao bì đóng gói.

Là thành viên PRO Việt Nam, một sáng kiến ​​hàng đầu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, làm cho việc tái chế bao bì dễ tiếp cận và bền vững hơn, Mondelēz Kinh Đô tiên phong trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về tái chế trên các bao bì đóng gói của mình.

Đây cũng là mục tiêu tiên quyết của PRO Việt Nam là thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng đối với rác thải bao bì, bước đi đầu tiên để tiến đến cam kết tái chế 100% bao bì của các thành viên vào năm 2030.

Mondelēz Kinh Đô đã và đang tiên phong trong việc ứng dụng các giải pháp bao bì nhựa, sẵn sàng chia sẻ bí quyết kỹ thuật cũng như quan hệ đối tác với các công ty cùng ngành của chúng tôi theo cách “không cạnh tranh” để tìm kiếm các giải pháp có lợi cho môi trường chung.

Có thể nói giờ đây chúng tôi có thể hợp tác và tạo ra ảnh hưởng tích cực hơn đến các đối tác bên ngoài để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Khi những đối thủ cạnh tranh bắt tay nhau

Mondelēz Kinh Đô sẽ lựa chọn tự tổ chức tái chế, thuê bên thứ ba tái chế hay đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường?

Ông Bùi Khánh Nguyên: Thực tế hiện nay luật cho phép doanh nghiệp lựa chọn một trong ba hình thức, có phương án thứ tư là kết hợp các hình thức đó lại. Việc đăng ký phương án cũng có thể được thay đổi theo năm, do vậy chúng tôi sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất ở từng thời điểm cụ thể để đạt được mục tiêu cao nhất là tuân thủ chặt chẽ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, đồng thời góp phần xây dựng nền kinh tế tuần hoàn bền vững tại Việt Nam.

Các cơ quan quản lý cũng làm rõ, các doanh nghiệp được khuyến khích tự tổ chức tái chế vì như vậy, ngay từ đầu khi thiết kế hoạt động sản xuất hay bao bì của mình, doanh nghiệp đã tích hợp các yếu tố cần thiết của kinh tế tuần hoàn vào giai đoạn ý tưởng.

Tuy nhiên, để làm được như vậy, doanh nghiệp cũng cần phải tích lũy kinh nghiệm, học hỏi và hợp tác với các đơn vị chuyên về tái chế. Hiện nay chúng tôi đang tích cực làm việc với các tổ chức liên quan như PRO Việt Nam và các thành viên khác trong liên minh để chuẩn bị cho lộ trình thực hiện việc tuân thủ các quy định về EPR.

Ông có thể chia sẻ thêm tầm nhìn về sự phát triển bền vững của tập đoàn mẹ? Tầm nhìn ấy ảnh hưởng thế nào đến chiến lược phát triển bền vững của Mondelēz Kinh Đô, thưa ông?

Ông Bùi Khánh Nguyên: Mondelēz International đã xây dựng quy trình quản trị có trách nhiệm xã hội (môi trường, xã hội và quản trị - ESG) với mục đích mang lại sự thay đổi lâu dài trên quy mô lớn, bằng cách ưu tiên những nơi công ty có thể có tạo ra ảnh hưởng lớn nhất, tập trung vào các giải pháp sáng tạo và có thể đo lường được, đồng thời hợp tác để thúc đẩy chuyển đổi trong toàn ngành công nghiệp bánh kẹo.

Mondelez International đã đánh dấu bước tiến táo bạo trong mục tiêu xây dựng doanh nghiệp sản xuất thức ăn nhẹ phát triển bền vững, với cam kết hướng tới mục tiêu đạt đến mức phát thải khí nhà kính bằng không trước năm 2050 trên toàn bộ hệ thống hoạt động kinh doanh của mình.

Là thành viên của Mondelēz International, Mondelēz Kinh Đô sẽ thực hiện phương pháp tiếp cận toàn diện và ưu tiên những nỗ lực mang lại tác động lớn nhất. Công ty đã xây dựng kế hoạch hành động mạnh mẽ để hiện thực hóa cam kết của mình.

Kế hoạch hành động này bao gồm thiết kế 100% bao bì sẵn sàng cho việc tái chế vào năm 2025; chuyển đổi nguồn điện tiêu thụ cho sản xuất sang nguồn năng lượng tái tạo; thay thế nhiên liệu nhiệt (khí đốt tự nhiên, dầu diesel, v.v.) bằng các nguồn nhiên liệu thay thế “xanh”; triển khai chương trình giảm thiểu lượng nước thải và lãng phí thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng; nâng cao hiệu quả của mạng lưới phân phối bằng cách tối ưu hóa tuyến đường, cải thiện việc sử dụng xe container và xe tải, đầu tư vào các ý tưởng về phương tiện vận tải mới…

Kinh tế tuần hoàn tại nhà sản xuất bia bền vững hàng đầu Việt Nam

Một nội dung đặc biệt phải kể đến là chúng tôi đặt kế hoạch sử dụng 100% hạt ca cao cho các nhãn hiệu sản phẩm chocolate thông qua chương trình “Cocoa Life” trước năm 2025.

Cocoa Life là chương trình phát triển hạt ca cao bền vững trên toàn cầu của Mondelēz International nhằm đảm bảo sản phẩm chocolate được “sản xuất đúng cách”. Cụ thể, chương trình hợp tác với người nông dân trồng ca cao trên khắp thế giới để cùng nhau giải quyết tất cả vấn đề ngành sản xuất ca cao đang phải đối mặt, từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng giới, nghèo đói, lao động trẻ em…

Vấn đề khác tôi muốn nói đến là câu chuyện về rác thải biển. Đây là vấn đề tương đối nhức nhối và phức tạp tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á, đòi hỏi sự tham gia đóng góp của tất cả các bên liên quan gồm cả tư nhân và chính phủ cũng như tập trung nỗ lực để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ việc thu gom và phân loại rác thải, phát triển thị trường đồ tái chế, giúp cho việc thu gom và tái chế chúng trở nên rẻ hơn và dễ dàng hơn.

Vấn đề mang tính hệ thống cần giải pháp cũng phải có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với các nhóm ngành và các bên liên quan để xác định các rào cản trong cộng đồng tại địa phương, với các nhà lập pháp để tạo ra các chính sách công bằng hỗ trợ ngành công nghiệp thu gom nhựa và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ để giúp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, trong đó nhựa được sử dụng như một nguồn tài nguyên thay vì bị coi là chất thải.

Mondelēz Kinh Đô: ‘Sẵn sàng hợp tác vì lợi ích môi trường chung’ 3
Ông Anand Jakati, Giám Đốc Chuỗi cung ứng, đại diện công ty Mondelez Kinh Đô nhận danh hiệu Top 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2021

Qua hai năm đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Mondelez Kinh Đô có bị thiệt hại? Những thiệt hại đó có gây tổn thương đến mục tiêu phát triển bền vững cũng như công tác chuẩn bị thực thi EPR của Mondelez Kinh Đô?

Ông Bùi Khánh Nguyên: Với chiến lược đầu tư tầm nhìn dài hạn, Mondelez Kinh Đô đã có những bước chuẩn bị vững chắc từ việc tận dụng các cải tiến công nghệ, áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động bán hàng, trong vận hành, trong sản xuất để tạo nền tảng cho sự tăng trưởng trong tương lai. Nhờ đó, Mondelēz Kinh Đô đã đạt các kết quả tăng trưởng ấn tượng trước những thách thức của đại dịch Covid-19.

Theo số liệu thống kê đo lường bán lẻ của Nielsen, công ty Mondelēz Kinh Đô là nhà sản xuất đứng đầu về mặt thị phần tính trên cả doanh thu và sản lượng trong ngành hàng bánh quy ở thị trường Việt Nam từ tháng 05/2020 đến tháng 04/2021. Năm 2021, doanh nghiệp chúng tôi cũng đạt thành tích lần thứ 3 liên tiếp lọt Top 10 Công ty thực phẩm uy tín do Vietnam Report và báo VietnamNet công bố.

Mondelēz Kinh Đô: ‘Sẵn sàng hợp tác vì lợi ích môi trường chung’ 4
Mondelēz Kinh Đô đạt chứng nhận là Doanh Nghiệp bền vững năm 2021

Mondelez Kinh Đô cũng vinh dự lọt vào Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2021 (theo bộ chỉ số CSI) do Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Tài nguyên và môi trường và Tổng Liên đoàn lao động công bố, ghi nhận cam kết và đóng góp của chúng tôi với phát triển cộng đồng tại Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Ông Bùi Khánh Nguyên là Giám đốc toàn quốc phụ trách Đối ngoại và truyền thông của Mondelēz Việt Nam. Ông tốt nghiệp xuất sắc chương trình Thạc sỹ Quản trị truyền thông, Đại học Stirling (Vương quốc Anh) với luận văn nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại Việt Nam. 
Trong công việc tại các công ty đa quốc gia, ông Nguyên đã từng đi và triển khai các dự án hỗ trợ cộng đồng tại hơn 30 tỉnh thành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc như thế nào? (Phần 3)

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc như thế nào? (Phần 3)

Phát triển bền vững -  2 năm

Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn là hàm ý của công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc như thế nào? (Phần 2)

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc như thế nào? (Phần 2)

Phát triển bền vững -  2 năm

Đầu tư vào các dự án thu gom, tái chế là giải pháp quan trọng để nâng cao tỷ lệ rác thải nhựa được thu gom, xử lý đúng cách.

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc như thế nào? (Phần 1)

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ tái chế, thu gom bắt buộc như thế nào? (Phần 1)

Phát triển bền vững -  2 năm

Truyền thông, giáo dục, lan tỏa thông điệp chung tay vì một Việt Nam xanh – sạch – đẹp, hướng tới thay đổi nhận thức, hành vi người tiêu dùng là bước đi đầu tiên của nhóm doanh nghiệp ngành hàng bao bì chuẩn bị cho thực thi công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Việt Nam liệu đã sẵn sàng cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc?

Việt Nam liệu đã sẵn sàng cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc?

Phát triển bền vững -  2 năm

Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) là cái bắt tay của 19 doanh nghiệp hàng đầu để lập ra một tổ chức thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, trước cả khi dự thảo nghị định về công cụ thu gom, tái chế bắt buộc được ban hành. Đây là minh chứng cho thấy sự sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam đối với công cụ này.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  1 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  4 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  6 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  7 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  7 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  8 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  12 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.