Tiêu điểm
'Mùa đông giá lạnh' của các doanh nghiệp
TS. Vũ Tiến Lộc ví bối cảnh kinh doanh đầy khó khăn, thách thức hiện nay như "mùa đông giá lạnh" mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Bức tranh kinh tế nhiều gam màu xám
Chia sẻ tại hội thảo "Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023" do báo Xây dựng tổ chức, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nêu rõ thực trạng rất khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay.
Theo ông Lộc, các con số vĩ mô của nền kinh tế vẫn đang rất tích cực nhưng thực chất, hoạt động của các doanh nghiệp đang trong "mùa đông giá lạnh". 2022 là một năm đặc biệt, có 2 mảng sáng tối trong nền kinh tế, nhưng trong 6 tháng cuối năm thì màu xám nhiều hơn.
Trong 11 tháng đầu năm, số doanh nghiệp mới thành lập tăng 33% so với năm 2021. Điều này minh chứng cho việc trong khó khăn các doanh nghiệp trẻ vẫn có tinh thần khởi nghiệp cao. Tuy nhiên, cũng trong 11 tháng đầu năm đã có 123.000 doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay.
"Cứ 10 doanh nghiệp được thành lập thì 7 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, đây là con số rất đáng suy nghĩ. Bản chất của hiện tượng này là sự tổn thất của thị trường, nó là vấn đề tăng trưởng, vấn đề việc làm và niềm tin trong nền kinh tế", ông Lộc nhấn mạnh.
Nếu nhìn sâu vào bức tranh kinh tế, có thể thấy các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn khi hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Năm 2020, chỉ 39,7% doanh nghiệp có lãi, 41% hòa vốn. Thế nhưng, năm 2022, hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp không tăng vì đã suy kiệt sau 2 năm chống chọi với Covid-19, giờ lại đương đầu với nhiều khó khăn từ suy thoái, chiến tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng…
Trong bối cảnh đó, TS. Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng cho rằng, khó khăn của các doanh nghiệp và thách thức với tăng trưởng kinh tế vẫn còn hiện hữu. Trong đó có các nguyên nhân do dịch bệnh, rủi ro địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước khiến chuỗi cung ứng gián đoạn.
Trên thế giới, kinh tế thế giới đang đối mặt nguy cơ suy thoái nhẹ (trong đó Trung Quốc tăng trưởng vẫn ở mức thấp - khoảng 4,5%, mức tăng trưởng chung chỉ đạt khoảng 2-3%), làm giảm nhu cầu thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn; thu hút đầu tư FDI và các nguồn lực khác cũng chậm lại; du lịch quốc tế của Việt Nam khó tăng nhanh. Các rủi ro lạm phát kéo thep rủi ro ở khu vực sản xuất, tài chính - tiền tệ, bất động sản cũng là những vấn đề lớn đối với tăng trưởng kinh tế.
Nâng cao nội lực để tăng trưởng kinh tế bền vững
Trước tình hình hiện nay, ông Lộc cho rằng, đối mặt với những thách thức như vậy, những yếu kém trong nội bộ của doanh nghiệp được bộc lộ ra, tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh, buộc các doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tích cực, những yếu tố khách quan này tạo nên sự đổi mới, buộc các doanh nghiệp thay đổi để thanh lọc, khiến cho quá trình tái cấu trúc của thị trường diễn ra mạnh mẽ hơn.
Chuẩn bị bước vào 2023 với những khó khăn và thách thức mới. Bức tranh kinh doanh của những tháng cuối năm 2022 sẽ tiếp tục diễn biến trong 6 tháng đầu năm 2023. Theo ông Lộc, các doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao nội lực để ứng phó với sự thay đổi. Đây sẽ yếu tố khiến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cải thiện và mở rộng hơn nữa.
Để thích ứng với bối cảnh mới và vượt qua thách thức, vị chuyên gia này cho rằng, các doanh nghiệp nên đi theo hướng phát triển bền vững, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi nhân văn.
Một trong những yếu tố quan trọng nữa đó là các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực pháp lý. An toàn pháp lý trong kinh doanh là rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn vấn đề pháp lý trong kinh doanh để tránh phát sinh những rủi ro.
Còn theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các cơ quan quản lý đã có những chương trình cải cách thể chế, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình cải cách kinh tế. Tuy nhiên, những kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 là rất đáng phấn khởi so với những khó khăn đã trải qua, tuy nhiên thời gian tới cũng đặt ra nhiều thách thức ở nội tại và bên ngoài khiến hoạt động của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn.
Do đó, theo ông Hiếu, năm 2023 là năm Chính phủ phải thực thi các hành động một cách mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời và đầy đủ các giải pháp đã đề ra. Đối với các nhóm giải pháp, cần bám sát những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các vướng mắc.
Một trong những vấn đề đó là cơ chế, thể chế. Chính phủ cần tập trung giải quyết các vấn đề căn cơ như đầu tư công, giải quyết các vấn đề phát sinh mới, vướng mắc mới, tránh những quyết sách đột ngột, không dự báo trước khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc thích ứng, chuyển hướng.
Đồng thời Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và quan tâm đặc biệt đến sự minh bạch và công bằng, hướng tới chất lượng cao hơn không chỉ đơn thuần là giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Làm được điều này sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp vượt qua thách thức để phát triển, bứt phá trong thời gian tới.
Doanh nghiệp bán tài sản để xử lý trái phiếu
Thủ tướng chỉ đạo cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế
Công điện được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng kịp thời, đúng mục tiêu, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nhanh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hoạt động ngân hàng đúng hướng, an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế số
Những năm gần đây, thương mại điện tử đang dần trở thành một trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế số ở những quốc gia Đông Nam Á. Và Việt Nam là một thị trường nổi bật trong số đó.
3 chìa khoá phát triển nền kinh tế số
Thay đổi thể chế, tập trung hơn vào nguồn nhân lực và tìm ra những cái mới là ba vấn đề cần được giải quyết, theo nhận định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
TS. Nguyễn Đình Cung: "Đừng quá lạc quan" về những khởi sắc của nền kinh tế
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, những khó khăn hiện nay khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh thậm chí còn khó khăn hơn so với thời điểm 10 năm trước.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?
Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán
Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động
Xanh SM và VinClub chính thức triển khai chương trình liên kết tài khoản tự động - “Chạm là liên kết, xanh hơn, lời hơn”, mở ra trải nghiệm tích điểm và nâng hạng thành viên thuận tiện cho hàng chục triệu khách hàng.
VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines
VinFast và MGA.414 Corporation (đơn vị vận hành chuỗi dịch vụ ô tô JIGA) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường Philippines, hướng tới mục tiêu thiết lập hơn 100 xưởng tại quốc gia này trong năm nay.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.