Tiêu điểm
3 chìa khoá phát triển nền kinh tế số
Thay đổi thể chế, tập trung hơn vào nguồn nhân lực và tìm ra những cái mới là ba vấn đề cần được giải quyết, theo nhận định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Tại Việt Nam, kinh tế số đóng góp 10% GDP, dự đoán đến 2030, quy mô kinh tế số đạt 3 nghìn tỷ USD.
Báo cáo mới đây của Google, Temasek và Bain & Company chỉ ra, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD trong năm 2022, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện tại, Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghệ, có năng lực công nghệ, nền giáo dục công nghệ tốt và có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính, chỉ số sẵn sàng của Việt Nam đang ở mức tiềm năng.
"Kinh tế số thế giới có quy mô lớn nhưng mới chỉ ở mức tiềm năng và đây là cơ hội của Việt Nam", Chủ tịch CMC nhận định trong Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (VFTE 2022).
Ông Chính cho rằng, để phát triển kinh tế số tại Việt Nam, cần coi hạ tầng cloud (đám mây) là hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế số. Do đó, cần có chính sách ưu tiên ưu đãi cao nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này như đất đai, thuế, vốn, thủ tục nhanh...
Ngoài ra, cần có các chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ trong nước, có thể theo hình thức đặt hàng sử dụng. Việc phát triển nguồn nhân lực số cũng cần có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo đẩy mạnh đào tạo số, xây dựng đại học số giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao.
"Cần xây dựng chính sách thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước tích cực tham gia đầu tư vào hạ tầng kinh tế số, xây dựng nền tảng ứng dụng số, cung cấp dịch vụ số đưa Việt Nam trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ số toàn cầu", Chủ tịch CMC nhận định.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đã xác định mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển và một nền sản xuất hiện đại vào 2045. Muốn làm được điều đó thì cần rất nhiều việc phi thường, phải có những giải pháp đặc biệt và khát vọng mãnh liệt.
Phó thủ tướng đưa ra ba vấn đề cần giải quyết. Đầu tiên là phải thay đổi thể chế, bởi thực tế hiện tại sau bao nhiêu lần làm nghị định nhưng vẫn chưa làm được dự án công nghệ thông tin nào.
Thứ hai, phải tập trung hơn vào nhân lực, câu chuyện trong làng công nghệ thông tin đã nói nhiều, nhưng nếu vẫn duy trì những quy định đào tạo như trước đây, chúng ta sẽ không thể đào tạo ra một triệu nhân lực công nghệ thông tin.
Thứ ba là tìm ra những thứ mới, còn dư địa. Chuyển đổi số, công nghệ thông tin được kỳ vọng lớn vì nếu cứ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mà không đi vào những mũi nhọn mới của thế giới trong đó có công nghệ thông tin thì khó phát triển đột phá.
Động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế số Việt Nam
Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Singapore, Indonesia
Trong số 23 tỷ USD giá trị kinh tế số Việt Nam trong năm 2022, lĩnh vực thương mại điện tử có đóng góp lớn nhất với 14 tỷ USD.
Động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế số Việt Nam
Bất chấp những thách thức lớn từ đại dịch và sự suy thoái của nền kinh tế, số lượng các nhà bán hàng Việt Nam thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Con đường hình thành nền kinh tế số tại Việt Nam
Lấy cảm hứng từ tổ covid cộng đồng, các tổ công nghệ số cộng đồng đang được đẩy mạnh thành lập để tạo ra các công dân số, nhằm tạo ra xã hội số, xã hội số tạo ra nhu cầu số, nhu cầu số tạo ra thị trường số, thị trường số tạo ra doanh nghiệp số, và từ đó hình thành nền kinh tế số.
CEO Binance: Blockchain sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế số
Dự kiến vào năm 2030, blockchain (chuỗi khối) sẽ tạo ra 40 triệu việc làm, 10% - 20% cơ sở hạ tầng kinh tế toàn cầu sẽ chạy theo các hệ thống công nghệ blockchain.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.