TS. Nguyễn Đình Cung: "Đừng quá lạc quan" về những khởi sắc của nền kinh tế

Phạm Sơn Thứ sáu, 09/12/2022 - 09:51

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, những khó khăn hiện nay khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh thậm chí còn khó khăn hơn so với thời điểm 10 năm trước.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM). Ảnh: Báo Đầu tư

Giai đoạn cuối năm, nền kinh tế phải đối diện với nhiều thách thức. Cụ thể, kinh tế thế giới có chiều hướng suy giảm, lạm phát tăng ở mức cao. Đồng USD lên giá kéo theo sự sụt giá của nhiều đồng tiền khác, bao gồm cả đồng Việt Nam.

Những yếu tố bên ngoài đó tạo ra tác động khiến doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức kép là nhu cầu suy giảm, chi phí đầu vào lại tăng cao. “Trong tình cảnh đó, cách duy nhất là doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho biết.

Các động lực tăng trưởng của Việt Nam đều đang suy giảm, từ nhu cầu chi tiêu, xuất khẩu, đầu tư tư nhân cho tới đầu tư công. Đặc biệt, đầu tư công được kỳ vọng là cứu cánh nhưng quy mô và tốc độ giải ngân còn thấp hơn cả năm ngoái.

Trong bối cảnh đó, nguyên Viện trưởng CIEM cho biết, Chính phủ sẽ ưu tiên chống lạm phát, dẫn đến chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt. Đây cũng là yếu tố khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp lung lay. Các kênh huy động vốn đầu tư khác cũng rất khó khăn, dẫn đến nguy cơ xói mòn đi thành quả giải quyết nợ xấu, cơ cấu lại hệ thống tín dụng suốt 10 năm qua.

[Longform] Ổn định vĩ mô và thách thức của ''mục tiêu kép''

Một số doanh nghiệp còn nhận xét, tình hình hiện tại còn thách thức, khó khăn hơn so với 10 năm về trước: nhu cầu trên thị trường quốc tế giảm mạnh hơn; chi phí đầu vào tăng cao hơn; tín dụng khó tiếp cận hơn. Thậm chí, sau chục năm thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, một số quy định còn khắt khe hơn và chi phí tuân thủ cao hơn trước.

Điển hình như việc thanh tra, kiểm tra diễn ra thường xuyên hơn so với thời điểm cách đây 10 năm. Nếu trước đây đưa ra chủ trương không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần mỗi năm thì hiện tại, theo lời vị chuyên gia kinh tế là “cứ có vấn đề gì phát sinh là lại lập đoàn thanh tra”.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế hiện nay, một số hiện tượng “chưa từng có” cũng đang xảy ra, phải kể đến là việc công chức “không muốn làm, không dám làm, không dám quyết định”, hay là tâm lý “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử” như một Đại biểu Quốc hội nêu lên thời gian gần đây.

“Đừng quá lạc quan”

“Đừng quá lạc quan”, ông Cung nhấn mạnh về công tác điều hành chính sách tại tại hội thảo "Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường" do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức.

Theo vị chuyên gia kinh tế, những khởi sắc của nền kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ là nhất thời. Những yếu tố ấy đã biến mất kể từ quý cuối năm và được dự báo là sẽ không xuất hiện trở lại trong năm tiếp theo.

Như vậy, sự lạc quan quá mức sẽ dẫn đến nhìn nhận sai thực tế và thiếu vắng những chính sách phù hợp, trong khi nền kinh tế đang rất cần những “luồng sinh khí mới”.

Nói về giải pháp cho giai đoạn tiếp theo, nguyên Viện trưởng CIEM nhấn mạnh “kiềng 3 chân” trong điều hành chính sách đã được quán triệt suốt nhiều năm qua, bao gồm ổn định vĩ mô; cải cách, tái cơ cấu thay đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Trong đó, ổn định vĩ mô vẫn là điều đặc biệt cần thiết, tuy nhiên chính sách để giữ ổn định vĩ mô cần linh hoạt, tránh một số biểu hiện cứng nhắc như giai đoạn vừa qua. “Yếu tố bất lợi là từ phía bên ngoài, không kiếm soát được, do đó phải linh hoạt thay vì tìm cách đè nén thị trường”, vị chuyên gia kinh tế nhấn mạnh.

Về cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế, ông Cung cho rằng phải có những cải cách thể chế đủ mạnh, có tính nhất quán và đặc biệt là phải thuận theo thị trường.

Giai đoạn trước, trọng tâm của cải cách thể chế là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, đối với giai đoạn sắp tới, cải cách thể chế cần thay đổi trọng tâm sang phát triển các loại thị trường nhân tố sản xuất để những thị trường này nắm giữ vai trò huy động và phân bổ nguồn lực.

Trong công cuộc cải cách thể chế, nguyên Viện trưởng CIEM nhấn mạnh vai trò của truyền thông. Theo đó, truyền thông cần tránh “tô hồng” quá mức, cần tập trung hơn vào những khó khăn để tạo ra động lực đề ra giải pháp.

Lãi suất trái phiếu tăng dưới áp lực thắt chặt tiền tệ

Lãi suất trái phiếu tăng dưới áp lực thắt chặt tiền tệ

Tài chính -  2 năm

Việc thắt chặt tiền tệ quyết liệt ở các nền kinh tế phát triển đã đẩy lãi suất trái phiếu tăng, và làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái tài chính ở Đông Á mới nổi, theo nhận định mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á.

[Longform] Ổn định vĩ mô và thách thức của ''mục tiêu kép''

[Longform] Ổn định vĩ mô và thách thức của ''mục tiêu kép''

Leader talk -  2 năm

Cái giá phải trả cho bất ổn vĩ mô từ giai đoạn 2006 – 2011 là quá lớn, dẫn đến Việt Nam rút ra kinh nghiệm “bằng mọi giá phải giữ ổn định vĩ mô”. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “ổn định vĩ mô” thực chất có phải để chỉ mức lạm phát thấp? Công tác điều hành chính sách cần làm gì để duy trì ổn định vĩ mô?

Ngân hàng Nhà nước cạn dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước cạn dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ

Tài chính -  2 năm

Chính sách tiền tệ nới lỏng với một loạt các động thái hỗ trợ thanh khoản qua kênh thị trường mở, 3 lần thực hiện điều chỉnh hạ và duy trì các mức lãi suất điều hành ở mức thấp, nới room tăng trưởng tín dụng,.. được NHNN Việt Nam thực thi từ năm 2020, duy trì trong năm 2021 và đến nay, liệu dư địa để NHNN duy trì nới lỏng tiền tệ có còn?

Bức tranh kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm

Bức tranh kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm

Tiêu điểm -  2 năm

Trong báo cáo vĩ mô mới công bố Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo lạm phát Việt Nam sẽ đạt đỉnh trong quý IV và giảm dần trong năm 2023. Rủi ro biến động tỷ giá, lãi suất trong 6 tháng cuối năm sẽ được kiểm soát. Trong khi đó GDP có thể tăng trưởng chậm lại từ quý IV.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  1 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  2 ngày

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  17 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  19 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  21 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  21 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  21 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều