Diễn đàn quản trị
Mục tiêu của KBank khi tăng vốn 2,5 lần
Bên cạnh mục tiêu sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, lần tăng vốn lên hơn 2,5 lần trong năm 2023 cũng giúp ngân hàng đến từ Thái Lan tập trung đẩy mạnh nền tảng ngân hàng số ở Việt Nam.
Chỉ sau một năm khai trương chi nhánh TP.HCM với tầm nhìn trở thành ngân hàng hàng đầu về kỹ thuật số trong khu vực, KBank đã quyết định rót thêm vốn nhằm đẩy mạnh hệ sinh thái giao dịch toàn diện và gia tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu vào top 20 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam đến năm 2027.
Cụ thể, ngân hàng này đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 2,5 lần, từ 80 triệu USD lên 285 triệu USD.
Tính đến 31/3/2023, Việt Nam có 53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt đề nghị tăng vốn, KBank chi nhánh TP.HCM sẽ trở thành một trong ba chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn điều lệ cao nhất tại Việt Nam. Ở Thái Lan, KBank hiện là một trong ba ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản với 122,9 tỷ USD.
Ông Chat Luangarpa, Phó chủ tịch điều hành KBank cho biết, quyết định tăng vốn gấp 2,5 lần nhằm sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, áp lực giải quyết bài toán về vốn sẽ phụ thuộc lớn vào các ngân hàng.
“Đồng thời, nguồn vốn này cũng tạo đà phát triển cho nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến của chúng tôi ở Việt Nam, vốn là một thế mạnh cốt lõi giúp KBank luôn tiên phong trong kỷ nguyên số”, ông Chat Luangarpa nói.
Tập trung đẩy mạnh nền tảng ngân hàng số
Tăng vốn luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của ngành về an toàn hoạt động. Nguồn vốn dồi dào không chỉ khẳng định tiềm lực tài chính của ngân hàng, giúp hiện thực hóa các kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn mà còn đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, đáp ứng kế hoạch tăng trưởng liên tục hàng năm.
Ngay từ khi tiếp cận thị trường Việt Nam, KBank đã xác định nhóm khách hàng hộ kinh doanh, cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng tiềm năng trong nền kinh tế khi họ chiếm tới 97,3% trong cơ cấu doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, họ lại gặp khá nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn xét duyệt bảo lãnh khắt khe của các ngân hàng nội địa. Việc gia tăng vốn điều lệ của KBank sẽ trở thành bàn đạp giúp ngân hàng nghiên cứu và mở rộng dịch vụ phù hợp cho nhóm đối tượng này, tạo cơ hội cho họ phát triển kinh doanh với quy mô lớn hơn trong tương lai.
Song song với việc gia tăng vốn điều lệ, KBank cũng tiếp tục tập trung phát triển những dịch vụ thanh toán trên nền tảng số và sản phẩm vay vốn kỹ thuật số để phù hợp với định hướng của chính phủ tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia hoạt động tốt nhất thế giới trong lĩnh vực ngân hàng số, với ước tính 15 nghìn tỷ đồng đầu tư vào chuyển đổi số. Đồng thời, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý và thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ thanh toán không tiền mặt, đồng thời thiết lập cơ sở hạ tầng pháp lý cho triển khai ngân hàng số.
Dân số Việt Nam đã chạm ngưỡng 100 triệu người, với lực lượng lao động trong độ tuổi làm việc là 46 triệu người. Đây chính là đối tượng tiềm năng có nhu cầu cao về giao dịch và sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời là nhân tố lớn giúp Việt Nam thu hút các ngân hàng nước ngoài.
“Để trở thành một trong 20 ngân hàng lớn nhất Việt Nam vào năm 2027 về tài sản, doanh thu và cơ sở khách hàng, KBank sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói trong hệ sinh thái giao dịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước”, ông Chat nói.
Mục tiêu này cũng bao gồm việc phát triển ứng dụng K PLUS Việt Nam, thẻ ghi nợ, máy quẹt thẻ (EDC) và hệ thống internet banking của KBank, nhằm mang đến cho người dùng sự thuận tiện trong việc thực hiện giao dịch thông qua các tính năng khác nhau.
Trong năm 2023, KBank đặt mục tiêu dư nợ cho vay đạt 960 triệu USD nhằm tối ưu hóa quy trình xoay vòng vốn cho các doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
Đặc biệt, hệ sinh thái giao dịch liền mạch được KBank đầu tư mạnh mẽ sẽ cho phép người dùng có thể thực hiện và theo dõi mọi giao dịch trên cùng một nền tảng đã được công nghệ hóa với tính năng bảo mật cao.
KBTG Việt Nam, chi nhánh công nghệ của KBank cũng không ngừng nâng cao các tính năng bảo mật và tiện ích tối đa để hỗ trợ KBank trong hành trình lan tỏa dịch vụ số tới mọi phân khúc khách hàng. Thông qua đó, KBank đặt mục tiêu tăng số lượng người dùng K PLUS Việt Nam từ 470 nghìn người hiện nay lên 1,3 triệu người vào cuối năm 2023.
Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số
Mảng ngân hàng số OCB tăng trưởng mạnh trong năm 2022
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Theo đó, tổng tài sản và các mảng kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng tốt, đặc biệt là sự bứt phá ấn tượng trong hoạt động chuyển đổi số và bán lẻ.
Ngân hàng số Việt Nam đang ở giai đoạn rất cạnh tranh
Ông Peter Murray - Trưởng bộ phận dịch vụ tài chính khu vực Đông Nam Á tại Amazon Web Services đánh giá, sự cạnh tranh này có lợi cho người tiêu dùng, khi có thêm nhiều lựa chọn ngân hàng số, cũng như tiếp cận được các dịch vụ tài chính tiện ích với chi phí tốt nhất.
Năm bùng nổ ngân hàng số tại Đông Nam Á
Sự ra đời ngày một nhiều của các ngân hàng số được dự báo sẽ buộc các ngân hàng truyền thống phải dành nhiều nguồn lực hơn cho quá trình chuyển đổi số ngân hàng.
Nâng trải nghiệm khách hàng trong ngân hàng số
Một ngân hàng thành công không thể tách rời chiến lược về trải nghiệm của nhân sự và của khách hàng.
Quản trị chiến lược thực chiến: Bí quyết dẫn dắt doanh nghiệp bứt phá
"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ là cuốn sách mà là kim chỉ nam để doanh nghiệp của bạn vững bước vượt qua mọi thử thách trên con đường phát triển.
Ngân hàng bi quan hơn về tăng trưởng lợi nhuận năm 2024
Chỉ có gần 80% ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Con số này giảm đáng kể so với tỷ lệ 86,2% của kỳ điều tra trước.
Bỏ học, chăn bò tới ông chủ chuỗi tinh dầu Nada Oils
Chàng trai Hà Tĩnh ngày nào giờ đã startup tiến vào một "đại dương xanh" với mô hình chuỗi tinh dầu phục vụ các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng và spa.
FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Các tập đoàn đầu tư nổi tiếng rót 5 tỷ USD vào một doanh nghiệp Việt
Trong 17 năm qua, Masan đã huy động vốn thành công xấp xỉ 5 tỷ USD. Các nhà đầu tư như KKR, TPG, SK group đều đầu tư nhiều lần vào Masan và hướng tới sự hợp tác lâu dài.
Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Việt Nam và Pháp nâng quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
Pháp trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.