Hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam trong 5 năm tới

Quỳnh Chi Thứ năm, 21/11/2019 - 20:19

Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2025; kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5 - 4,5%/năm.

TS Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia

Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia vừa công bố hai kịch bản dự báo  tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. Theo kịch bản cao tương ứng với kịch bản cao của thế giới, Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao hơn, khoảng 7,5% nếu tận dụng được công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thu hút đầu tư có sự cải thiện về quy mô và chất lượng, phát triển tốt nền tảng kinh tế hiện tại.

Tuy nhiên, với nhiều khả năng xảy ra hơn, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025; kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5-4,5%/năm. Năng suất lao động cải thiện hơn với tốc độ tăng khoảng 6,3%/năm. Với kết quả tăng trưởng này, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.

“Việc duy trì được mức tăng trưởng 7% này cũng là một thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy thoái”, TS Đặng Đức Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia nhìn nhận tại Hội thảo Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025: Cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Bước vào giai đoạn 2021 - 2025, kinh tế Việt Nam được dự báo có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Cuộc cách mạng 4.0 lan rộng và việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho Việt Nam thông qua mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng kinh tế dự báo vẫn sẽ phụ thuộc vào khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, trong đó quan trọng là hai nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành bán buôn, bán lẻ. Sự chuyển đổi nhanh hơn của mô hình tăng trưởng theo hướng năng suất, chất lượng và hiệu quả, với động lực chính là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ giúp duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gia tới.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong trung hạn cũng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro và thách thức. Việt Nam tiếp tục chịu tác động tiêu cực do kinh tế toàn cầu giảm tốc khi bảo hộ thương mại và xung đột thương mại gia tăng. Hoạt động xuất khẩu và đầu tư đứng trước nhiều rủi ro.

Trong nội tại nền kinh tế, các vấn đề mang tính cơ cấu như: mô hình tăng trưởng chưa thoát khỏi quán tính tăng trưởng theo chiều rộng; hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là hiệu quả đầu tư công chưa cao; khả năng cạnh tranh yếu hay năng lực đổi mới sáng tạo thấp tiếp tục là những cản trở cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.

Dự báo của Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia được đưa ra trên cơ sở đánh giá nền tảng kinh tế Việt Nam sau giai đoạn 2016-2020, xem xét các yếu tố trong và ngoài nước nhiều khả năng tác động đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới, đặc biệt là bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với nhiều cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Nhìn chung, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã đi được gần hết chặng đường, dù còn khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét sau giai đoạn 2011 - 2015, duy trì được tốc độ cao, đặc biệt là trong các năm 2017 - 2019 trong bối cảnh kinh tế thế giới và hầu hết quốc gia tăng trưởng chậm lại.

Nhìn từ phía cung, khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ là hai khu vực dẫn dắt tăng trưởng chung, bù đắp cho sự giảm sút của khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản do đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là vào các năm 2016 và 2019.

Từ phía cầu, tăng trưởng kinh tế cao nhờ tiêu dùng tăng cao hơn và thặng dư thương mại lớn hơn giai đoạn trước.

Không chỉ được hỗ trợ bởi sự gia tăng về quy mô của các yếu tố sản xuất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 còn được thúc đẩy bởi sự cải thiện của năng suất và hiệu quả. Với năng suất lao động cao hơn, hiệu quả đầu tư cải thiện hơn giai đoạn trước. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố với lạm phát ở mức thấp (dưới 4%).

Tuy nhiên, nhìn chung mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 vẫn chưa có sự thay đổi rõ nét. Tăng trưởng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào vốn (tỷ lệ vốn đầu tư/GDP vẫn ở mức cao, trung bình 33,5%), đóng góp của nhân tố vốn trong tăng trưởng vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 55%).

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch quá nhanh sang khu vực dịch vụ trong khi nền tảng công nghiệp còn yếu. Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, tính chất gia công còn lớn. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đóng góp còn thấp, chi phí dịch vụ logistic còn cao. Xuất khẩu vẫn phụ thuộc và nhóm hàng do doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng hàm lượng nội địa trong xuất khẩu không tăng tương ứng.

Các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tham gia nhiều vào chuỗi giá trị toàn cầu. Năng lực đổi mới sáng tạo chưa được cải thiện nhiều và vẫn là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế của Việt Nam khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.  

Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng

Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng

Leader talk -  5 năm
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho rằng, để trở thành một quốc gia thịnh vượng và gây dựng nên những đế chế kinh doanh với tuổi đời trăm năm, Việt Nam sẽ còn một con đường rất dài và đầy chông gai phải đi.
Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng

Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng

Leader talk -  5 năm
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho rằng, để trở thành một quốc gia thịnh vượng và gây dựng nên những đế chế kinh doanh với tuổi đời trăm năm, Việt Nam sẽ còn một con đường rất dài và đầy chông gai phải đi.
Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng

Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng

Leader talk -  5 năm

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho rằng, để trở thành một quốc gia thịnh vượng và gây dựng nên những đế chế kinh doanh với tuổi đời trăm năm, Việt Nam sẽ còn một con đường rất dài và đầy chông gai phải đi.

Hành vi người tiêu dùng là ‘kim chỉ nam’ của kinh tế nền tảng

Hành vi người tiêu dùng là ‘kim chỉ nam’ của kinh tế nền tảng

Tiêu điểm -  5 năm

Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và liên tục của kinh tế nền tảng đòi hỏi những những chính sách kịp thời và cần đi theo hành vi người tiêu dùng.

Chính phủ thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn

Chính phủ thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn

Tiêu điểm -  5 năm

Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ninh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn.

Bình Thuận tiên phong nghiên cứu kinh tế đêm

Bình Thuận tiên phong nghiên cứu kinh tế đêm

Bất động sản -  5 năm

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các bộ ngành, các tỉnh thành nghiên cứu về kinh tế đêm, chú trọng vào các tổ hợp giải trí. Trong khi đó, Bình Thuận đã đi trước một bước với tổ hợp giải trí 'Las Vegas Phan Thiết'.

Cánh chim đầu đàn của kinh tế đêm ở Việt Nam sắp xuất hiện

Cánh chim đầu đàn của kinh tế đêm ở Việt Nam sắp xuất hiện

Bất động sản -  5 năm

Kinh tế đêm nếu khai thác tốt có thể mang về nguồn doanh thu chiếm tỷ trọng 70% tổng nguồn thu du lịch của các thành phố biển. Hiện tại, một số tập đoàn bất động sản lớn đã bắt đầu triển khai những tổ hợp giải trí quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam để khai thác nguồn tài nguyên “vàng đêm” khổng lồ đang bị ngủ quên.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  2 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  10 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  2 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng

Phát triển bền vững -  2 giờ

Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  2 giờ

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  9 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.