Đóng cửa cơ sở kinh doanh, dịch vụ đến 15/4 để phòng chống Covid-19
Yêu cầu này được Thủ tướng nêu trong Chỉ thị số 15/CT-TTg vừa ban hành để thực hiện quyết liệt đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19.
Quý I/2020 có hai ngành tăng trưởng âm, gồm nông nghiệp và khai khoáng.
Theo báo cáo hôm nay của Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý I các năm trong giai đoạn 2011-2020, do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu là phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của nhân dân.
Do đó, Tổng cục thống kê cho rằng, "nền kinh tế không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm đã là thắng lợi" trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%, đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%, đóng góp 58,4%; khu vực dịch vụ tăng 3,27%, đóng góp 41,4%.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I/2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi.
Trong đó, ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 1,17%, chỉ cao hơn mức tăng trưởng âm 2,69% của quý I/2016 trong giai đoạn 2011-2020, làm giảm 0,1 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ngành lâm nghiệp tăng 5,03% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,79%, thấp hơn mức tăng 4,96% và 5,42% của cùng kỳ các năm 2018 và 2019, đóng góp 0,07 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp quý I/2020 tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10,45% của quý I/2018 và 9% của quý I/2019, đóng góp 1,89 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%, chỉ cao hơn mức tăng 4,38% và 5,97% của cùng kỳ các năm 2013 và 2014 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 1,64 điểm phần trăm.
Ngành khai khoáng tăng trưởng âm 3,18%, làm giảm 0,21 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,9% và khí đốt tự nhiên giảm 9,9%.
Ngành xây dựng tăng 4,37%, cao hơn mức tăng 0,35% và 1,18% của quý I năm 2011 và năm 2012 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.
Trong những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong quý I/2020 đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,69% so với cùng kỳ năm trước, là ngành đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế (0,7 điểm phần trăm); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,19%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 0,9%, làm giảm 0,03 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 11,04%, làm giảm 0,53 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,5%; khu vực dịch vụ chiếm 43,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,7% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 10,1%; 35,3%; 44%; 10,5%).
Trên góc độ sử dụng GDP quý I/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,07% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 2,20%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,59%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 1,05%.
Yêu cầu này được Thủ tướng nêu trong Chỉ thị số 15/CT-TTg vừa ban hành để thực hiện quyết liệt đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19.
Các ngành hàng về sức khỏe, các nền tảng thương mại điện tử cùng các kênh mua sắm mới sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhờ dịch Covid-19.
Đây mới chỉ là gói cam kết ban đầu của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin Việt Nam với ngành giáo dục và đào tạo trong việc phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Hàng loạt ngành nghề của xã hội bị ảnh hưởng khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, người lao động buộc phải tìm cách sống sót khi chưa biết bao giờ hết dịch.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.