Phát triển bền vững
Vingroup huy động được nhiều nguồn vốn xanh nhất Việt Nam
Hai giao dịch lớn nhất, chiếm phần lớn tổng giá trị trái phiếu bền vững và khoản vay xanh ở Việt Nam năm 2021, được thực hiện bởi Vinpearl và VinFast.
Dữ liệu mới nhất từ báo cáo “ASEAN Sustainable Finance – State of the Market 2021” (Thị trường tài chính bền vững ASEAN) cho thấy, tổng giá trị phát hành nợ mảng xanh, xã hội và bền vững (green, social, and sustainability - GSS) tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD năm 2021.
Con số này ghi nhận mức tăng tới 5 lần chỉ trong vòng một năm, duy trì tăng trưởng ổn định suốt ba năm liền, và phần lớn đến từ ngành vận tải và năng lượng.
Dữ liệu cho biết thêm, năm 2021, Việt Nam là nguồn phát hành nợ xanh, bao gồm trái phiếu và khoản vay xanh, lớn thứ hai trong ASEAN sau Singapore, đạt khoảng 1 tỷ USD.
Đáng chú ý, hai nhà phát hành lớn nhất là Vinpearl và VinFast thuộc Vingroup, với tổng giá trị hai khoản nợ xanh - bền vững chiếm phần lớn thị trường.
Cụ thể, cuối tháng 12 năm ngoái, Vingroup huy động khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên trị giá 400 triệu USD trên thị trường quốc tế, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của VinFast và các công ty thành viên.
Đây là giao dịch vay hợp vốn xanh đầu tiên, và là giao dịch huy động vốn vì mục đích phát triển bền vững thứ hai của tập đoàn này.
Khoản vay sẽ được VinFast và các công ty thành viên sử dụng để phục vụ nhu cầu phát triển xanh, bền vững theo các khung tài chính bền vững đã được Vingroup công bố trước đó.
Ở giao dịch khoản vay xanh cho VinFast, HSBC đóng vai trò là đồng tư vấn tài chính bền vững và đồng bảo lãnh, thu xếp vốn và dựng sổ, cấu trúc và cung cấp giải pháp tài chính cạnh tranh cho cả Vingroup và VinFast.
Trước đó, cuối tháng 9/2021, CTCP Vinpearl thông báo đã chào bán thành công 425 triệu USD trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup. Trái phiếu đáo hạn vào năm 2026 và có lãi suất 3,25%/năm.
Đây là trái phiếu bền vững có quyền chọn nhận cổ phiếu đầu tiên trên thế giới, và ghi nhận lượng đăng ký từ nhà đầu tư gần gấp đôi quy mô trái phiếu phát hành. Trong giao dịch này, HSBC đóng vai trò ngân hàng tư vấn cơ cấu bền vững, đồng thời hỗ trợ Vingroup xây dựng khung tài chính bền vững.
Ngoài ra, một trong những thương vụ lớn khác đến từ dự án điện mặt trời Dầu Tiếng – Tây Ninh, với tổng giá trị các khoản vay xanh là 160,5 triệu USD, trong đó 32,5 triệu USD đến từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân châu Á (LEAP). Phần còn lại đến từ nhóm các ngân hàng thương mại của Thái Lan.

Theo báo cáo, thị trường trái phiếu của Việt Nam đã tăng trưởng lên trên 70 tỷ USD trong năm 2021. Hơn 80% lượng phát hành là trái phiếu chính phủ, còn các ngân hàng phát triển là nhóm phát hành lớn thứ hai.
Cuối năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020 với một số sửa đổi quan trọng so với phiên bản cũ, bao gồm bổ sung định nghĩa, yêu cầu chung đối với trái phiếu xanh, và những ưu đãi được hưởng áp dụng với chủ thể phát hành theo quy định trong các tài liệu ban hành đi kèm.
Năm 2021 ghi nhận nhiều bước tiến mới trong phát triển bền vững khi một số quốc gia ASEAN công bố cam kết giảm phát thải và đặt mục tiêu cân bằng phát thải mới.
Việt Nam cũng cam kết đạt mục tiêu cân bằng phát thải vào năm 2050 tại COP26. Cam kết tham vọng này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn huy động vốn qua thị trường tài chính bền vững nhằm tăng tốc quá trình giảm phát thải carbon.
Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans đánh giá, mặc dù thị trường tài chính bền vững đang tăng trưởng tại Việt Nam và ASEAN, nhu cầu triển khai vốn tài trợ nhằm giảm thiểu và giúp các nước thích nghi với biến đổi khí hậu vẫn còn rất cao.
Việc huy động tài chính sẽ hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế phát thải carbon thấp vốn rất cần thiết để đạt được các mục tiêu theo Thỏa thuận Paris, cũng như giảm thiểu những tác động nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra cho khu vực ASEAN và trên toàn thế giới.
Những tỷ phú tài trợ nghiên cứu điều trị ung thư tại Việt Nam và Thế giới
Vingroup huy động thành công 400 triệu USD khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên
Tập đoàn Vingroup vừa huy động thành công khoản vay hợp vốn xanh đầu tiên trị giá 400 triệu USD trên thị trường quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của VinFast và các công ty thành viên trong tập đoàn.
Vinpearl phát hành 425 triệu USD trái phiếu bền vững
Các nhà đầu tư quốc tế đã đăng ký mua gấp đôi lượng trái phiếu do Vinpearl phát hành.
ADB cấp vốn cho 3 dự án điện gió tại Quảng Trị
Gói tài trợ gồm 35 triệu USD do ADB cấp vốn trực tiếp và 81 triệu USD khoản vay hợp vốn.
IFC cấp 57 triệu USD cho hai nhà máy điện gió tại Bình Thuận, Ninh Thuận
Nguồn tài trợ của IFC sẽ dành cho việc xây dựng hai nhà máy điện gió trên bờ có tổng công suất hơn 54MW.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.