Mô hình đặt cọc – hoàn trả các loại bao bì dạng chai và lon tại Đan Mạch đã đạt đến mức độ vận hành không tiêu tốn chi phí kể từ năm 2023.
Hệ thống đặt cọc – hoàn trả được vận hành bởi tổ chức tư nhân phi lợi nhuận Dansk Retursystem
Hệ thống này được vận hành bởi tổ chức tư nhân phi lợi nhuận Dansk Retursystem, hoạt động thông qua việc thiết lập các máy đặt cọc – hoàn trả tại hệ thống siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc. Năm 2021, hệ thống đặt cọc – hoàn trả của Dansk Retursystem đã thu gom được 93% vỏ chai và lon, trong đó chai nhựa đạt mức 96%, kỷ lục về tỷ lệ thu gom chai nhựa tại châu Âu.
Năm 2023 đánh một dấu mốc quan trọng khi hệ thống đặt cọc – hoàn trả này chính thức đạt được mức vận hành không tiêu tốn chi phí, tức là chi phí thu gom, phân loại và xử lý vật liệu tiền tái chế bằng với thu nhập từ việc bán vật liệu tái chế. Nhờ đó, các nhà sản xuất không phải chi trả tiền cho Dansk Retursystem vận hành hệ thống.
Trên thực tế, người tiêu dùng là người phải chi trả khoản chi phí vận hành đó, thông qua việc các nhà sản xuất cộng thêm phần tiền đóng góp vào giá bán sản phẩm. Hệ thống đặt cọc - hoàn trả của Đan Mạch đã tạo ra một mô hình kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa, đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.
“Returkultur” là từ dùng để chỉ “văn hóa trả lại” của Đan Mạch, xuất phát từ thói quen hoàn trả lại bao bì đã được tồn tại trong đời sống người dân quốc gia này từ hơn 100 năm nay. Mức phí đặt cọc được xem là động lực để người tiêu dùng trả lại bao bì đã qua sử dụng, tuy nhiên, ở Đan Mạch, động lực còn đến từ chính thói quen “returkultur”.
Dansk Retursystem cho biết, chi phí vận hành hệ thống đặt cọc – hoàn trả tại Đan Mạch đã liên tục giảm kể từ năm 2017, từ mức 0,17 Krone (khoảng 400 VNĐ) cho mỗi bao bì thu gom, xuống chỉ còn 0,03 Krone (khoảng hơn 70 VNĐ) vào năm 2022 và chính thức về 0 vào năm 2023.
Nhiều yếu tố đóng góp giúp hệ thống nói trên đạt được mức chi phí vận hành bằng 0, bao gồm sự tối ưu hóa liên tục của Dansk Retursystem cũng như những chính sách khuyến khích bao bì dễ thu gom, tái chế của Đan Mạch. Giá vật liệu thứ cấp có xu hướng tăng cao cũng là yếu tố quan trọng giúp hệ thống đạt được khả năng vận hành “hoàn hảo”.
Bà Heidi Schütt Larsen, Giám đốc kinh tế tuần hoàn của Dansk Retursystem, nhìn nhận, sự thành công của hệ thống đặt cọc - hoàn trả tại Đan Mạch là minh chứng cho thấy “mô hình kinh tế 100% tuần hoàn” là hoàn toàn khả thi. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các quốc gia và các doanh nghiệp đang tìm kiếm hướng đi để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn.
Dấn thân vào ngành tái chế đầy thách thức, Tân Hiệp Phát mong muốn không chỉ khép kín vòng lặp tuần hoàn cho vật liệu nhựa, mà còn trở thành một tấm gương điển hình thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 10 trên toàn thế giới về tái chế kim loại, giấy, nhựa và thủy tinh, ngành công nghiệp tái chế tăng trưởng đạt mức hơn 11% so với năm 2021.
Ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn, giảm phát thải, ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu là chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực, đóng góp tích cực vào mục tiêu khí hậu, đồng thời tạo ra cơ hội kinh tế lớn.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.