Tiêu điểm
ADB: Động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng 2023
ADB đánh giá việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công là rất quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo mới nhất khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục phối hợp các biện pháp tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế.
Cụ thể, ADB đánh giá việc ban hành Nghị định 65 về giao dịch trái phiếu là rất kịp thời và cần tiếp tục triển khai, vì nếu chậm trễ có thể làm tăng nợ xấu trong tương lai.
Việc thực hiện chương trình nhà ở xã hội cần cân bằng giữa nhu cầu cho vay thận trọng để tránh các khoản nợ xấu trong tương lai, với nhu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Bên cạnh đó, mặc dù chuyển sang chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, Việt Nam vẫn nên tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả, do căng thẳng địa chính trị leo thang, và việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vẫn có thể làm gia tăng lạm phát trong năm 2023. Dự báo lạm phát sẽ tăng nhẹ lên mức 4,5% trong năm 2023.
Đáng chú ý, ADB nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công là rất quan trọng.
“Cùng với việc tiếp tục thực hiện chương trình phục hồi kinh tế được thông qua trong tháng 1/2022, khoản chi tiêu này sẽ tạo ra tác động đa chiều, tạo động lực mạnh mẽ cho cả nền kinh tế”, tổ chức này phân tích.
Về dài hạn, Việt Nam cần tiếp tục cải cách tài chính để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, và nâng cao tính minh bạch trên thị trường trái phiếu.
Dự báo tăng trưởng 2023
ADB nhận định tăng trưởng kinh tế 2023 của Việt Nam sẽ bị hạn chế do suy thoái toàn cầu, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, và tác động lan tỏa từ cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp cân bằng những yếu tố bất lợi này, và nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,5% vào năm 2023, và 6,8% vào năm 2024.
Cụ thể, tại cuộc họp báo mới đây, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, nhận định cầu bên ngoài yếu đi, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, làm giảm xuất nhập khẩu.
Những yếu tố bất lợi bên ngoài với tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023 vẫn rất mạnh, như chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục được thực hiện ở một số nước phát triển, dù tốc độ chậm hơn; giá cả hàng hóa dự kiến vẫn tiếp tục tăng.
Ở trong nước, các thị trường tài chính đối mặt với nhiều áp lực, áp lực lạm phát vẫn gia tăng khi giá lương thực, nhà ở, và nguyên vật liệu xây dựng tăng; lạm phát chung và lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao.
Việc Trung Quốc mở cửa sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu một số rủi ro.
Đơn cử, dịch vụ dự kiến tăng 8,0% trong năm 2023, nhờ du lịch và các dịch vụ liên quan được phục hồi.
Ban đầu, Trung Quốc đã loại Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia có thể tiếp nhận khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài. Tuy nhiên, vào giữa tháng 3 vừa qua, danh sách sửa đổi đã bổ sung Việt Nam, cho phép nối lại các tour du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam. Trung Quốc là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, do đó Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ sự thay đổi này.
Ngành nông nghiệp cũng sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Trung Quốc có thể tạo ra nhu cầu đáng kể đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, vì quốc gia này tiếp nhận 45% lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, nông nghiệp dự kiến sẽ tăng 3,2% vào năm 2023.
‘Khó khăn có thể kéo dài hết quý II/2023’
GDP quý I tăng 3,32% thấp hơn nhiều so với các dự báo
Mức tăng trưởng 3,32% trong quý I năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo của các chuyên gia và tổ chức quốc tế trước đó, khoảng 4,8 – 5,6%.
Quốc hội thông qua mục tiêu GDP tăng 6,5% và CPI tăng 4,5% cho năm 2023
Kinh tế năm 2023 tăng trưởng 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD là một trong những mục tiêu mà Quốc hội giao cho Chính phủ.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Lấn biển làm sân bay Lý Sơn 2.000 tỷ đồng
Sân bay Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026 - 2035, với mức đầu tư 2.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách trung ương.
Quảng Ninh trong nhóm dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2024
Với điểm số 73,2, đây là năm thứ 12 tỉnh Quảng Ninh liên tục đứng trong nhóm năm tỉnh, thành phố đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Cận cảnh toa tàu quý tộc tuyến Hà Nội - Hải Phòng
20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.
Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
‘Bán’ sản phẩm dịch vụ, ‘nhận’ lại sự hài lòng
Theo bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 của Decision Lab, SHB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mức độ hài lòng nhanh nhất trong 2 năm liên tiếp, đồng thời nằm trong TOP 10 - bên cạnh nhiều cái tên như Techcombank, Vietcombank, MB, VietinBank…
Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần
Hodeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 424 tỷ đồng năm 2025, tăng 633% so với thực hiện năm ngoái. Cơ sở nào để doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu “khủng”?
Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.