Phát triển bền vững

TP.HCM sẽ thí điểm tín chỉ carbon

Hoàng Đông Thứ hai, 22/04/2024 - 10:42

Nhiều cơ hội mở ra cho TP.HCM thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ phát thải khí nhà kính.

TP.HCM có thể định hướng trở thành trung tâm tài chính xanh quốc tế. Ảnh: Hoàng Anh

Theo Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, đầu tàu kinh tế của Việt Nam được lựa chọn là địa phương đầu tiên thí điểm cơ chế trao đổi tín chỉ carbon.

TP.HCM cũng sẽ triển khai nhiều dự án có tiềm năng tạo ra tín chỉ, có thể kể đến như nâng cấp hệ thống đèn đường thành đèn LED tiết kiệm điện, lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho các tài sản công và một số công trình tư nhân trên địa bàn thành phố, trang bị các thiết bị tiết kiệm điện cho một số tòa nhà.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, cho biết, trên địa bàn thành phố có nhiều doanh nghiệp đang có cường độ phát thải khí nhà kính cao và có nhu cầu bù đắp khí thải.

Chính vì vậy, việc triển khai cơ chế tín chỉ carbon tại TP.HCM mở ra nhiều cơ hội, không chỉ đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp đang hoạt động mà còn là lợi thế để thu hút thêm dòng đầu tư mới, trong bối cảnh đầu tư bền vững đang trở thành xu thế trên toàn cầu.

Ông Thắng cho biết, trong năm 2024, Sở Tài nguyên và môi trường sẽ hoàn thiện đề án thí điểm cơ chế tài chính giảm phát thải theo hình thức trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon và trình UBND thành phố phê duyệt.

Trước đó, tại Diễn đàn kinh tế TP.HCM năm vừa qua, TS. Hồ Quốc Tuấn, Đại học Bristol, đánh giá, cơ chế tín chỉ carbon cũng như các hình thức tài chính xanh khác cần phải phát triển ở mức độ tương xứng với các dự án xanh đã, đang và sẽ tiếp tục được triển khai.

Cơ chế tài chính xanh nếu sớm được triển khai sẽ điều hướng dòng vốn tới các dự án bền vững, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, đóng góp tích cực cả cho bài toán chống biến đổi khí hậu và bài toán tăng trưởng kinh tế.

Ông Tuấn nhận xét, TP.HCM vẫn giữ tham vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế và có thể cân nhắc định hướng trở thành trung tâm tài chính xanh của quốc tế và khu vực để thuận theo xu thế mới.

Nhiều việc cần làm

Tín chỉ carbon được Việt Nam xác định là phương án định giá khí thải, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới trên thị trường quốc tế cũng như đóng góp vào thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện (NDC) về mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho Việt Nam cũng như cho địa phương tiên phong thí điểm là TP.HCM là vẫn còn thiếu khung pháp lý cho tính toán, đánh giá, thẩm định carbon. Các công đoạn kiểm kê, báo cáo phát thải của doanh nghiệp Việt vẫn phải phụ thuộc nhiều vào tổ chức quốc tế.

Ông Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia biến đổi khí hậu, nhìn nhận, cơ chế tín chỉ carbon sẽ tạo ra thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng cho việc đo đếm phát thải carbon, các công nghệ đo đạc, đánh giá lượng phát thải ở doanh nghiệp vẫn chưa đồng bộ dù đã có chính sách thúc đẩy.

Để việc thí điểm cơ chế bù đắp carbon đạt hiệu quả, ông Thắng đề nghị có sự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài chính cũng như các đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, cần tăng cường tập huấn doanh nghiệp, cán bộ, công chức về thị trường carbon, hợp tác và học hỏi kinh nghiệm quốc tế.

Còn theo ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng kinh tế và thông tin biến đổi khí hậu, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường, doanh nghiệp cần phải có sự chủ động trong việc tìm hiểu quy định pháp luật, đồng thời tăng cường năng lực kiểm kê, giảm thải khí nhà kính để sẵn sàng tham gia các cơ chế tài chính carbon.

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Phát triển bền vững -  5 tháng

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Thu nhập tăng 100USD/ha lúa nhờ tín chỉ carbon

Thu nhập tăng 100USD/ha lúa nhờ tín chỉ carbon

Phát triển bền vững -  5 tháng

Mỗi tín chỉ carbon từ Đề án “phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ được bán với đơn giá 10USD.

Tín chỉ carbon: Tưởng xa mà gần

Tín chỉ carbon: Tưởng xa mà gần

Phát triển bền vững -  6 tháng

Tại Việt Nam, dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon thực tế đã tồn tại từ cách đây cả chục năm.

Chuyện 'nghề carbon'

Chuyện 'nghề carbon'

Phát triển bền vững -  6 tháng

Tín chỉ carbon là sân chơi dành cho những tay chơi chuyên nghiệp, bởi đầu tư một dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon cần không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều kiến thức và kinh nghiệm.

Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Bất động sản -  1 giờ

Những thay đổi của Luật Nhà ở 2023 yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành chung cư phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết lập lộ trình thay đổi hợp lý trong công tác vận hành dự án.

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc bổ nhiệm người điều hành mới diễn ra trong bối cảnh công ty được coi là kỳ lân công nghệ của Việt Nam kinh doanh thua lỗ nửa đầu năm.

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Phát triển bền vững -  1 giờ

Xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích vùng trồng tối thiểu cùng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Phát triển bền vững -  2 giờ

Ngành nông nghiệp đang triển khai các phương án chống bão số 3, bảo vệ lúa và hoa màu, nhưng thiệt hại vẫn khó lường do phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của cơn bão.

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Tiêu điểm -  13 giờ

Bão Yagi sắp đổ bộ Đông Bắc Bộ với sức gió mạnh, gây mưa lớn, ngập úng. Nhiều tỉnh đã cấm biển, dừng bay và sơ tán dân để ứng phó.

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Ống kính -  14 giờ

Các máy bay đang khai thác và bảo dưỡng sửa chữa tại sân bay Nội Bài đã được kéo về khu vực an toàn và chằng néo theo đúng quy định an toàn hàng không.

KN Holdings quảng bá golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024

KN Holdings quảng bá golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Năm thứ hai góp mặt tại ITE HCMC, KN Holdings đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng với gian hàng được đầu tư quy mô và chuyên nghiệp.