Mạnh tay ‘cắt cơn’ sốt đất đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc
Thực trạng giá đất tăng chóng mặt tại các đặc khu kinh tế đang khiến các địa phương ráo riết ban hành lệnh cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để cắt cơn sốt đất ảo tại đây.
Nếu không có biện pháp quản lý phù hợp, cơn sốt đất đang càn quét tại các đặc khu tương lai như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sẽ để lại những hệ luỵ khôn lường.
Không có gì khó hiểu khi giới kinh doanh nhà đất phản ứng quyết liệt với ý định tạm dừng chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại huyện Vân Đồn của nhà chức trách tỉnh Quảng Ninh.
Nếu trở thành hiện thực, ý định này sẽ lấy mất cơ hội kiếm lời khủng của giới đầu cơ nhà đất, bởi giá đất ở Vân Đồn đã tăng chóng mặt nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam thậm chí đã cảnh báo rằng quyết định ngưng giao dịch nhà đất là “sai luật” và có nguy cơ làm tê liệt thị trường bất động sản không những tại Vân Đồn mà còn của cả tỉnh Quảng Ninh.
Nhưng, nếu chính quyền không có biện pháp mạnh tay, cơn sốt đất hiện nay tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc có nguy cơ gây ra những hệ luỵ khôn lường, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút đầu tư, phát triển các đặc khu trong tương lai.
Kể từ cuối năm ngoái, khi dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được đưa ra Quốc hội bàn thảo, giá đất ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc bắt đầu tăng chóng mặt. Có nơi giá đất tăng 2-3 lần chỉ trong thời gian ngắn. Càng gần đến thời điểm dự thảo Luật kỳ vọng được Quốc hội thông qua thì cơn sốt càng tăng nhiệt.
Cũng từ đây, tình hình mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở các đặc khu tương lai càng phức tạp. Tại Vân Đồn đã phát hiện một số trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép, san gạt, lấn chiếm đất đai. Tình trạng chuyển nhượng đất đai ở Bắc Vân Phong cũng phức tạp không kém. Nhiều đối tượng đầu cơ trục lợi đã lách luật, buôn bán trao tay, đẩy giá đất lên cao. Lợi ích phát triển đặc khu chưa thấy đâu nhưng cơn sốt đất hiện nay đang làm lợi cho một nhóm nhỏ các nhà đầu cơ đất đai.
Sẽ không có gì đáng nói nếu việc mua bán, chuyển nhượng đất ở những dự án đã hình thành hoặc được chính quyền phê duyệt. Vấn đề ở chỗ, nhiều giao dịch chỉ là giấy viết tay, hoặc ở những khu vực vốn là đất rừng, đất nông nghiệp. Càng nguy hiểm hơn là Vân Đồn, Bắc Vân Phong vẫn chưa có quy hoạch tổng thể, nên việc chuyển nhượng, mua bán đất đai hầu như diễn ra tù mù.
Tại Phú Quốc, nhiều doanh nghiệp, cá nhân tự quảng cáo các khu phân lô, tách thửa là các dự án dân cư, nhiều người dân mua và chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng, tự làm đường đi, dẫn đến tranh chấp giữa các cá nhân cũng như ảnh hưởng đến quy hoạch và môi trường sau này.
Sốt đất thì chỉ một bộ phận nhà đầu cơ được lợi, còn sẽ để lại hệ luỵ sâu rộng và lâu dài. Đó là dễ phát sinh tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai phức tạp hơn. Giá đất tăng không những làm chi phí đề bù tăng lên, mà tình trạng mua bán lòng vòng, không rõ ràng sẽ khiến công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, thậm chí bế tắc và khiếu kiện. Việc triển khai các dự án đầu tư cũng vì thế sẽ gặp khó khăn, từ đó làm giảm sức hấp dẫn của đặc khu đối với các nhà đầu tư.
Vì thế, cần thiết phải có những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn đầu cơ, mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa, phân lô trái pháp luật. Không nên chỉ vì những vấn đề phức tạp nảy sinh không quản lý được mà cấm giao dịch, chuyển nhượng hợp pháp.
Thực trạng giá đất tăng chóng mặt tại các đặc khu kinh tế đang khiến các địa phương ráo riết ban hành lệnh cấm chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để cắt cơn sốt đất ảo tại đây.
Thực trạng sốt đất tại các đặc khu kinh tế hiện nay không chỉ đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ rủi ro cao mà còn gây khó khăn cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng triển khai dự án theo quy hoạch sau này. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, điều này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đặc khu trong mắt các nhà đầu tư chiến lược.
Đã xuất hiện tình trạng đầu cơ, thổi giá khiến giá đất ở Vân Đồn tăng 5-7 lần so với thời điểm hơn một năm trước.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.