Phát triển bền vững

Ngân hàng làm gì để thúc đẩy tín dụng xanh?

Hoàng Đông Thứ ba, 03/10/2023 - 15:18

Coi việc “xanh hóa” danh mục tín dụng là mục tiêu chiến lược, các ngân hàng đang tích cực triển khai các gói vốn vay bền vững, bất chấp nhiều rủi ro, thách thức.

Tín dụng xanh chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Ảnh: Hoàng Anh

Đưa ra từng gói sản phẩm tín dụng xanh là cách để Ngân hàng Bản Việt (BVBank) thử nghiệm phản ứng của khách hàng để tìm ra hướng đi phù hợp. Bà Văn Thành Khánh Linh, Phó tổng giám đốc BVBank cho biết tại Tọa đàm "Tín dụng xanh: Mỏ vàng để ngân hàng phát triển bền vững" do báo Dân trí tổ chức. Theo bà Linh, đến nay, ngân hàng đã đưa ra các gói sản phẩm tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi cho một số lĩnh vực như điện mặt trời, điện mặt trời áp mái.

Việc “đi từ từ” với từng gói tín dụng xanh được bà Linh lý giải là cách để từng bước thay đổi thói quen cấp tín dụng của ngân hàng cũng như tâm lý khách hàng, từ đó ngân hàng và doanh nghiệp đạt được sự chung tay để xanh hóa.

Bà Linh cho biết, hiện tại, BVBank đang xây dựng khung tín dụng xanh tại ngân hàng và phát triển thành một tiêu chuẩn cụ thể, đồng thời cung cấp tín dụng xanh cho cả khách hàng là cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thúc đẩy tín dụng xanh là một sự “dấn thân” của ngân hàng bởi khách hàng có nhu cầu vay xanh thường là chủ doanh nghiệp có tuổi đời trẻ, hoạt động trong các lĩnh vực mới với rất nhiều rủi ro, thách thức.

Lãnh đạo BVBank nhìn nhận, việc thúc đẩy tín dụng xanh có thể nói là một sự “dấn thân” của ngân hàng. Bởi lẽ, khách hàng có nhu cầu vay xanh thường là chủ doanh nghiệp có tuổi đời trẻ, hoạt động trong các lĩnh vực mới với rất nhiều rủi ro, thách thức.

Tuy nhiên, BVBank xác định phát triển bền vững là một chiến lược lâu dài gắn liền với doanh nghiệp nên tín dụng xanh được ngân hàng này coi là một hoạt động mang tính cốt lõi.

Đồng quan điểm với bà Linh, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng Thương mại CP Phát triển TP.HCM (HDBank), khẳng định, ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục đi theo con đường xanh hóa danh mục tín dụng dù vẫn chưa rõ ràng về khả năng thu hồi vốn.

Để cấp tín dụng xanh cho khách hàng, HDBank làm việc với những định chế tài chính toàn cầu như Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… để có thêm nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong nước đạt được những tiêu chuẩn nhất định.

Ông Phương cho biết, không chỉ cấp vốn, các định chế tài chính nói trên cũng tích cực chuyển giao công nghệ, kiến thức về phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Việc cấp hồ sơ tín dụng xanh của HDBank được tích hợp công đoạn đánh giá rủi ro tác động môi trường, xã hội theo chuẩn quốc tế. Nếu doanh nghiệp không đạt được tiêu chuẩn này, một số chương trình sẽ được đưa ra giúp doanh nghiệp bền vững hóa hơn nữa hoạt động của mình, qua đó thỏa mãn yêu cầu cấp tín dụng xanh.

Bên cạnh đó, ông Phương cho biết, HDBank cũng tích cực tuyên truyền, tư vấn cho doanh nghiệp đi theo con đường phát triển bền vững. Dù vẫn còn doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ, chưa dành sự quan tâm đúng mức nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tiếp thu, thay đổi, thể hiện qua việc danh mục khách hàng của HDBank chuyển qua danh mục xanh một cách tổng thể chứ không chỉ dừng lại ở một vài doanh nghiệp.

“HDBank tự hào góp phần vào sự chuyển biến tích cực và điều này sẽ tốt hơn cho khách hàng của HDBank”, ông Phương nói tại Tọa đàm Tín dụng xanh: mỏ vàng để ngân hàng phát triển bền vững.

Đánh giá cao nỗ lực của các HDBank và BVBank, ông Nguyễn Văn Nguyện, Phó trưởng phòng Tổng hợp kiểm soát nội bộ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết, ngân hàng là kênh cung ứng tài chính quan trọng cho nền kinh tế, do đó có vai trò lớn thúc đẩy sự chuyển đổi sang phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp.

Hoạt động cấp tín dụng xanh còn rất nhiều rủi ro nhưng theo ông Nguyện, nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro cũng như tích hợp quản lý rủi ro vào quy trình cấp tín dụng xanh, từ đó nâng cao chất lượng và khả năng thu hồi vốn.

“Các ngân hàng ý thức được xu hướng phát triển là tín dụng xanh, không thể tránh được nên cũng đã tìm mọi cách xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị rủi ro cho riêng mình”, ông Nguyện nhận xét.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng xanh tính đến tháng 6/2023 đạt được khoảng gần 530 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng dư nợ của toàn nền kinh tế, tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực năng lượng.

Con số 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế vẫn còn khiêm tốn nhưng đã thể hiện được phần nào nỗ lực của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trong bối cảnh phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu.

Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh

Kinh tế tuần hoàn ‘khát’ tín dụng xanh

Phát triển bền vững -  1 năm

Ngành năng lượng chiếm đến khoảng một nửa giá trị các khoản vay xanh, trong khi nhiều lĩnh vực tiềm năng liên quan đến kinh tế tuần hoàn như xử lý nước thải, quản lý chất thải… chỉ chiếm chưa đến 10%.

Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh

Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh

Leader talk -  2 năm

Theo chuyên gia HSBC, trước hết, thông tin tốt hơn sẽ giúp tránh rủi ro định giá sai, và sẽ huy động các nguồn lượng thị trường để mở rộng quy mô tài chính xanh, giúp nâng tầm xu hướng này trở thành chính thống.

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm

IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Phát triển bền vững -  2 năm

Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 ngày

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  6 giờ

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  9 giờ

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  13 giờ

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Doanh nghiệp -  14 giờ

Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng

Ống kính -  2 ngày

Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Ống kính -  2 ngày

Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Media -  2 ngày

Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.