Diễn đàn quản trị
Nghệ thuật truyền cảm hứng qua 5 thế hệ gia đình ở Tập đoàn Terberg
Duy trì các chuẩn mực, giá trị và tiêu chuẩn chung thông qua một điều luật gia đình chính là điều then chốt làm nên thành công của Tập đoàn Terberg.

Được thành lập năm 1869 với xuất phát điểm là một xưởng rèn tại Hà Lan, Tập đoàn Terberg hiện có giá trị 1 tỷ USD, chuyên cung cấp các loại phương tiện chuyên dụng, từ máy kéo đầu cuối đến ô tô, cả loại cải tiến và chế tạo mới.
Tập đoàn có 28 công ty tại 12 quốc gia, phục vụ khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Là một doanh nghiệp gia đình, Tập đoàn Terberg được cấp vốn theo cách truyền thống, giúp tập đoàn trở nên ổn định trước sự hỗn loạn trong thị trường.
Từ một cổ đông duy nhất vào năm 1869, số lượng thành viên gia đình có sở hữu cổ phần trong tập đoàn này đã tăng lên con số 60 (chỉ những thành viên trong gia đình từ 25 tuổi trở lên mới có thể trở thành cổ đông).
Terberg hiện đang được lãnh đạo bởi thế hệ thứ tư của gia đình nhưng trong số 40 thành viên gia đình là người của thế hệ thứ năm, đã có hai thành viên cũng đang hoạt động tích cực trong công ty.
Trong cuộc khảo sát Doanh nghiệp gia đình toàn cầu năm 2019 do Deloitte thực hiện, ông George Terberg, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Terberg cho biết, một "Ủy ban của thế hệ năm" đang giúp thế hệ này trở nên tận tụy, nhiệt tình, đam mê và truyền cảm hứng cho các thành viên khác trong gia đình.
Hằng năm, các thành viên thế hệ thứ năm của gia đình cùng đến thăm một trong những công ty điều hành của Tập đoàn Terberg và nhận tư vấn nghề nghiệp. Dù vậy, họ không thể dễ dàng gia nhập công ty bởi tiêu chuẩn rất cao.
Các thành viên trong gia đình muốn gia nhập công ty phải có tiềm năng trở thành lãnh đạo của một trong những công ty lớn hơn cả Terberg. Họ phải có bằng đại học hoặc bằng cấp từ một cơ quan giáo dục chuyên nghiệp cao và có uy tín, phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc bên ngoài công ty của gia đình. Sau đó, họ có thể nộp đơn xin việc và được xem xét, đánh giá.
“Sẽ có nhiều thử thách, nhưng đây cũng là một cách tốt hơn để đảm bảo tính liên tục trong công việc kinh doanh của gia đình. Mục đích cuối cùng chính là thế hệ của tôi chịu trách nhiệm truyền lại công ty này cho thế hệ tiếp theo”, ông Terberg chia sẻ.
Để doanh nghiệp quản lý tất cả bên liên quan một cách phù hợp, lãnh đạo Tập đoàn Terberg cho biết, điều then chốt chính là duy trì các chuẩn mực, giá trị và tiêu chuẩn chung thông qua một điều luật gia đình.
“Quy tắc gia đình là điều rất quan trọng trong gia đình của chúng tôi. Điều đó mô tả cách mọi người đối xử với nhau và những gì chúng tôi có thể mong đợi từ gia đình”, đại diện thế hệ thứ tư của Tập đoàn Terberg khẳng định.
Dù việc ra quyết định trong một doanh nghiệp gia đình có thể rất cảm tính, vị doanh nhân này nhấn mạnh rằng, không thể hoàn toàn sống theo cảm xúc bởi đến cuối cùng thì các quyết định đều dựa trên lý trí chứ không phải cảm xúc.
Chính cấu trúc của công ty cho phép ban lãnh đạo của Terberg hành động nhanh chóng và dứt khoát. Cụ thể, các quyết định được đưa ra bởi hội đồng quản trị. Nếu có một vấn đề gây nên tác động lớn hơn, cần có sự chấp thuận từ ban kiểm soát và một ủy ban nhỏ đại diện cho các cổ đông. Các quyết định quan trọng, chẳng hạn như các thương vụ mua bán lớn hoặc ngừng hoạt động của một công ty lớn sẽ được đưa ra trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông.
Bên cạnh đó, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn Terberg như một doanh nghiệp gia đình là điều rất quan trọng đối với gia đình Terberg. Gia đình này coi cơ cấu tổ chức gia đình là hình thức tổ chức tốt nhất cho công ty, một công ty giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ vì tầm nhìn dài hạn của họ giúp tránh được các áp lực ngắn hạn.
“Chúng tôi hoạt động trong một số lĩnh vực và muốn tiếp tục mở rộng, cả ở Hà Lan và quốc tế, để đảm bảo tương lai của công việc kinh doanh gia đình vững chắc như từ trước đến nay. Tiềm năng tăng trưởng là điều quan trọng, nhưng việc vận hành kinh doanh liên tục còn quan trọng hơn cả tăng trưởng”, ông Terberg cho biết.
Nói về tầm nhìn dài hạn của Tập đoàn, ông Terberg cho biết chiến lược có tầm nhìn trong vòng ba năm. Nhờ dõi theo xu hướng và sự phát triển thị trường và có tầm nhìn dài hạn cho các mảng thị trường công ty hoạt động nên doanh nghiệp này có sự nhanh nhạy và linh hoạt trong việc thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của thị trường khi cần thiết. Linh hoạt không chỉ từ góc độ tổ chức mà còn trong việc mở rộng các thị trường mục tiêu.
Ông Terberg cho biết thêm: “Việc gián đoạn không phải là một cái gì đó mới nhưng những thay đổi mang tính gián đoạn hiện đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Chúng tôi vẫn theo dõi thị trường chặt chẽ và cảm thấy mình đủ nhanh nhạy để thích ứng và tiếp tục đổi mới. Ngồi yên một chỗ không phải là lựa chọn của Terberg.”
Theo Deloitte, những lợi thế từ xưa đến nay của một doanh nghiệp gia đình bao gồm tầm nhìn phát triển dài hạn, những giá trị cốt lõi, định hướng và văn hóa chung. Ngoài ra, tính linh hoạt, khả năng thích nghi với thay đổi, và sự kiên định trước những biến động cũng là các đặc tính của doanh nghiệp gia đình.
Với những tính chất này, các doanh nghiệp gia đình đã và đang tiếp tục đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu, ngay cả khi có những gián đoạn thay đổi gần như mọi khía cạnh của thị trường.
Những tưởng các doanh nghiệp gia đình đang chuẩn bị cho một tương lai với những kế hoạch chắc chắn đối với quyền sở hữu doanh nghiệp, công tác quản trị (cả doanh nghiệp và gia đình), việc kế nhiệm và chiến lược nhưng khảo sát của Deloitte lại cho thấy nhiều doanh nghiệp gia đình chưa có được sự rõ ràng của ít nhất một trong những yếu tố kể trên.
Cụ thể, khi đặt ra câu hỏi về mức độ sẵn sàng của công ty trong việc đáp ứng những thách thức trong vòng 10 đến 20 năm tới ở bốn lĩnh vực chính là quyền sở hữu, công tác quản trị, chiến lược và việc kế nhiệm, mức độ tin tưởng của các doanh nghiệp gia đình là rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ có 41% cho biết doanh nghiệp của họ đã sẵn sàng cho tương lai về kế hoạch kế nhiệm.
Điều này đặt ra một cảnh báo, bởi kế hoạch kế nhiệm hiệu quả có thể hoạt động như một cầu nối giữa hiện tại và tương lai, với việc những nhà lãnh đạo mới lên phù hợp với định hướng được các nhà lãnh đạo của thế hệ trước đã vạch ra.
Theo Deloitte, đối với các doanh nghiệp này, điều quan trọng là tìm cách điều chỉnh mục tiêu của các bên liên quan, phát triển một chiến lược phù hợp với các hành động ngắn hạn và các ưu tiên dài hạn, khám phá tính đa dạng hóa để giữ sức cho việc chạy đua đường dài.
Truyền lửa kế nghiệp từ bữa cơm gia đình
Khó xử với người thân trong doanh nghiệp gia đình
Một cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp, bố trí nhân sự một cách hợp lý với sự phân cấp, phân quyền cùng một thiết chế văn hoá đồng bộ sẽ là chìa khoá giải nan đề “người thân” trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp gia đình.
Tình trị, gia đình trị và kỹ trị trong doanh nghiệp gia đình ở Tân Hiệp Phát
Doanh nghiệp gia đình như một con tàu, mỗi toa tàu đại diện cho một thế hệ. Nếu yếu tố gia đình là trái tim, là động cơ thì đường ray và những bánh lái chính là yếu tố quản trị.
Nan đề chuyển giao thế hệ trong các doanh nghiệp gia đình
Không có con cái kế thừa, con cái thiếu năng lực quản lý hoặc không có đam mê với sự nghiệp gia đình, thiếu niềm tin trong chính nội bộ cũng như với những người lãnh đạo không cùng huyết thống là những lý do cho sự sinh tồn ngắn ngủi của các doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam.
Điểm yếu cốt tử của doanh nghiệp gia đình
Doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam là thường khó thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi, chưa hình thành được văn hoá công ty và thiết chế quản trị mà thay vào đó là một thiết chế truyền thống, áp đặt theo kiểu gia tộc.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.