Tài chính
Người Việt sẽ sớm cảm nhận rõ ràng sự khởi sắc của nền kinh tế
Chuyên gia kinh tế Trần Đức Anh nhìn nhận, năm 2025 sẽ là năm nền kinh tế Việt Nam bứt tốc mạnh mẽ cả về lượng và chất.

Dự báo về năm 2025, ông Trần Đức Anh - Giám đốc vĩ mô & chiến lược thị trường của Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), cho rằng, nền kinh tế sẽ tiếp tục có những bước tiến mới, không chỉ nằm ở tốc độ mà cả chất lượng tăng trưởng.
Nhìn lại 2024, đa số người dân chưa cảm nhận được tăng trưởng
Chúng ta đã có một năm 2024 tăng trưởng GDP vượt trội với tốc độ trên 7%. Ông đánh giá thế nào về mức tăng trưởng này?
Ông Trần Đức Anh: Nói về câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam, chúng ta sẽ xét về hai khía cạnh. Đầu tiên, về mặt con số, chúng ta thấy tăng trưởng GDP Việt Nam trong quý IV là khoảng 7,55%, cả năm là khoảng 7,09%, đạt mục tiêu Chính phủ đặt ra.
Đây là những con số rất cao trong bối cảnh Quý III chúng ta bị ảnh hưởng bởi bão Yagi.
Mặc dù vậy, yếu tố chúng ta cần cân nhắc là chất lượng tăng
trưởng. Dù kinh tế tăng trưởng cao nhưng đa số người dân lại không cảm nhận được
sự tăng trưởng đó.
Dễ thấy nhất là thị trường chứng khoán vẫn lình xình, các doanh nghiệp và hộ gia đình kinh doanh nhỏ không cảm giác được sự tăng trưởng.
Nguyên nhân đến từ việc tăng trưởng Việt Nam trong năm 2024 chủ yếu đến từ sự hỗ trợ của hoạt động xuất khẩu. Nói cách khác, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa từ bên ngoài đang cao, trong khi tổng cầu trong nước lại yếu.
Hai năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thường chỉ tăng trưởng khoảng 8-9%, thấp hơn nhiều nếu so với trước dịch Covid-19 - vào khoảng 12-14%.
Nếu trừ đi lạm phát thì chỉ còn khoảng 4-5%. Điều này cho thấy
tiêu dùng trong nước chưa hồi phục và chất lượng tăng trưởng còn yếu.
Mọi chuyện sẽ khác trong năm 2025. Tôi kỳ vọng sang năm mới, câu chuyện tiêu dùng trong nước sẽ cải thiện hơn, với độ trễ nhất định. Một số khu vực trong nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt hơn, kéo theo các khu vực khác.
Khu vực sản xuất công nghiệp ghi nhận đà phục hồi tích cực trong năm 2024. Ông đánh giá thế nào về khu vực này trong năm 2025?
Ông Trần Đức Anh: Câu chuyện về lĩnh vực sản xuất của chúng ta cũng tương tự câu chuyện chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng khu vực này mạnh mẽ trong năm 2024 tập trung để phục vụ nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến chế tạo.
Đóng góp vào tăng trưởng này chủ đếu đến từ các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp nội địa cũng có sự tăng trưởng khả quan trong một số lĩnh vực như dệt may, thủy sản, da giày.
Tuy nhiên, nếu so về mặt quy mô, FDI vẫn chiếm đa số, trong khi các lĩnh vực sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước lại yếu.
Sang năm 2025, với kỳ vọng tiêu dùng trong nước sẽ cải thiện, sản xuất trong nước sẽ dần phục hồi và bắt nhịp được với khu vực xuất khẩu.
Tóm lại, bức tranh năm 2025 dự kiến sẽ sáng sủa hơn so với năm 2024, khi chất lượng tăng trưởng được dự báo sẽ cải thiện.
Quan điểm của ông là chúng ta sẽ có một năm tích cực hơn, đồng hành với mục tiêu phát triển GDP 8% của Chính phủ. Vậy trong năm 2025, yếu tố nào cần quan sát để thấy rằng cung cầu trong nước năng động hơn?
Ông Trần Đức Anh: Theo tôi là tổng cầu trong nước. Nếu quan sát kinh tế của Việt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây, tôi nghĩ có một điểm mà chúng ta cần khắc phục. Đó là Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang ra rất nhiều chính sách để hỗ trợ, khắc phục điểm yếu tổng cầu trong nước.
Nếu tổng cầu nội địa thực sự hồi phục, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phải tăng trưởng quay trở lại mức tối thiểu là hai chữ số trở lên.
Khi đó, chất lượng tăng trưởng của chúng ta sẽ thực sự khởi sắc và người tiêu dùng cũng như các chủ doanh nghiệp trong nước sẽ cảm nhận rõ nét về sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Tổng cầu trong nước là yếu tố hàng đầu cần xem xét trong năm 2025. Nếu tổng cầu nội địa thực sự hồi phục, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phải tăng trưởng quay trở lại mức tối thiểu là hai chữ số.
'Trump 2.0' có thể mang lại hiệu ứng tích cực
Năm 2024 chúng ta có xuất khẩu làm bệ đỡ cho nền kinh tế, sang năm 2025 chúng ta kỳ vọng phục hồi nội địa. Tuy nhiên, xuất khẩu lại đang đối mặt với một biến số không nhỏ mang tên Donald Trump. Tân tổng thống Mỹ có những thông điệp mạnh mẽ về chính sách thuế và bảo hộ nền kinh tế Mỹ. Theo ông, câu chuyện Donald Trump tái đắc cử và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam?
Ông Trần Đức Anh: Nếu không có biến số từ ông Trump, chúng ta có thể kỳ vọng năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm xuất khẩu khởi sắc, nối tiếp đà tăng trưởng của năm 2024.
Tuy nhiên, khi ông Trump lên làm chính quyền, rõ ràng sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan đến chiến tranh thương mại và dòng chảy thương mại toàn cầu.
Theo tôi, trong kịch bản tích cực, ông Trump sẽ đánh thuế Trung Quốc từ khoảng 60 đến 70%, Mexico hoặc Canada cũng có thể chịu thuế. Khi đó, hàng hóa Việt Nam vào Mỹ sẽ thuận lợi hơn, mặc dù Việt Nam cũng cũng sẽ bị chịu thuế từ 10 đến 20%.

Chúng ta cần nhìn nhận rằng thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc, nếu Trung Quốc bị đánh thuế, hàng Việt Nam sẽ vào Mỹ thuận lợi hơn.
Đây là kịch bản tích cực cho xuất khẩu. Dĩ nhiên, bài toán còn nhiều biến số chồng chéo nhau.
Tạm thời, chúng ta chỉ phân tích khía cạnh nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa với Mỹ. Trong kịch bản Mỹ không đánh thuế trực tiếp vào Việt Nam, tôi cho rằng xuất khẩu Việt Nam sẽ rất tích cực, đặc biệt là vào thị trường Mỹ. Thậm chí, chúng ta vẫn có thể tăng trưởng hai chữ số.
Mặc dù vậy, có một rủi ro đáng chú ý là hoàn toàn có khả năng ông Trump sẽ đánh thuế trực tiếp vào hàng hóa của Việt Nam.
Nếu chúng ta nhìn vào tổng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ ba chỉ sau Trung Quốc và Mexico.
Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã nhiều lần cảnh báo Việt
Nam, gán Việt Nam là quốc gia thao túng tiền tệ. Bản thân chúng ta đã có nhiều
hành động xoa dịu, như mua máy bay Boeing, nhằm cân bằng thương mại giữa hai nước.
Khả năng cao Việt Nam sẽ không phải chịu hàng rào thuế quan toàn diện từ Mỹ. Trong kịch bản như vậy, tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta vẫn sẽ tương đối khả quan.
Tại thời điểm này, tôi không đánh giá cao khả năng bị đánh thuế trực tiếp từ Mỹ, hoặc nếu có, chỉ là với một số mặt hàng nhất định để hạn chế hàng hóa Trung Quốc tạm nhập tái xuất ở Việt Nam vào Mỹ.
Khả năng cao Việt Nam sẽ không phải chịu hàng rào thuế quan toàn diện. Trong kịch bản như vậy, tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta vẫn sẽ tương đối khả quan.
Trong kịch bản xấu, liệu Việt Nam có thể tìm được một khu vực khác thay thế Mỹ nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hay không?
Ông Trần Đức Anh: Thực sự là rất khó, bởi vì đến 30% khối lượng xuất khẩu của Việt Nam là sang Mỹ. Thị trường EU cũng là một thị trường tiềm năng, nhưng đặc tính của thị trường EU rất khác với Mỹ, các tiêu chuẩn của họ cũng khắt khe hơn.
Chẳng hạn, nhìn vào mặt hàng thủy sản, mặc dù Mỹ là một thị trường khó tính nhưng hàng của chúng ta vẫn vào được. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của chúng ta vào EU lại rất thấp vì hàng rào thuế quan và thói quen tiêu dùng, cũng như yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường của họ rất cao.
Nếu phải chuyển hướng ra khỏi Mỹ, xuất khẩu Việt Nam sẽ cần rất nhiều thời gian. Nếu kịch bản đó diễn ra, với riêng năm 2025, xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Có thể sang 2026-2027, Việt Nam mới nhìn thấy những con số khả quan về xuất khẩu sang EU.
Vậy câu chuyện Mỹ và
Trung Quốc thì sao? Liệu có khả năng nào ông Trump không đối đầu trực tiếp với
Trung Quốc nữa hay không?
Ông Trần Đức Anh: Khả năng đó cũng rất khó xảy ra. Nhìn lại những tuyên bố ông Trump đưa ra trong quá trình tranh cử và những gì ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên, việc ông tiếp tục đối đầu trực tiếp với Trung Quốc về mặt thương mại trong nhiệm kỳ thứ hai là rất cao.
Ông Trump là người theo chủ nghĩa trọng thương nên ông rất đề cao vấn đề thương mại. Các chính sách của ông hướng tới vực dậy sản xuất trong nước và bán được hàng hóa ra bên ngoài.
Để làm được điều đó, Mỹ phải cân bằng thương mại với Trung Quốc. Ông Trump đã xác định Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ trong cán cân hai cực, nên bài toán đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc gần như chắc chắn.
Câu chuyện về Trump gợi ý cho chúng ta một khía cạnh lớn mà Việt Nam có thể hưởng lợi, đó chính là dòng vốn FDI. Theo ông, nếu có sự can thiệp của ông Trump vào chiến lược thương mại, dòng vốn FDI về Việt Nam sẽ diễn biến như thế nào?
Ông Trần Đức Anh: Tôi nghĩ sẽ tương ứng với kịch bản đầu tiên, tức là ông Trump không đánh thuế trực tiếp vào Việt Nam, nhưng sẽ đánh thuế vào Trung Quốc và có thể một số nước khác.
Khi đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ khả quan, giống như giai đoạn Trump 1.0. Thực tế, kể cả không có xung đột thương mại, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn được kỳ vọng tích cực trong năm 2025, vẫn giữ được gam màu sáng như trong nhiều năm gần đây.
Trong năm 2024, chúng ta có thể thấy một làn sóng AI - đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ lớn vào Việt Nam. Ví dụ như NVDIA, một công ty công nghệ lớn toàn cầu đã sang Việt Nam và ký kết thỏa thuận mở AI Factory với FPT, cũng như mở trung tâm nghiên cứu AI với chính phủ Việt Nam.
Nhiều dự án công nghệ cao khác cũng đã được ký kết với Việt Nam và trong năm 2025 kỳ vọng sẽ được giải ngân. Do đó, câu chuyện FDI vẫn sẽ là điểm sáng trong kinh tế Việt Nam, dù có hay không có cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ khả quan, giống như giai đoạn Trump 1.0
Ít chịu tác động từ xung đột địa chính trị
Ngoài những câu chuyện về Trump và chiến tranh thương mại, theo ông, những tác động ngoại cảnh khác, như khủng hoảng địa chính trị sẽ ảnh hưởng thế nào tới kinh tế Việt Nam trong năm 2025?
Ông Trần Đức Anh: Việt Nam sẽ không chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ngoại giao Việt Nam luôn giữ vị thế trung lập và khó có khả năng có một xung đột nào đó ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Thay vào đó, chúng ta có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp.
Nếu có những xung đột ở Trung Đông hoặc giữa Nga và Ukraine gia tăng, thì sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến vấn đề tỷ giá. Đồng đô la Mỹ thường có xu hướng tăng mạnh khi căng thẳng địa chính trị gia tăng.
Giá dầu cũng là một yếu tố quan trọng. Khu vực Trung Đông vốn là điểm nóng, tập hợp nhiều nước OPEC.
Căng thẳng Trung Đông có thể khiến giá dầu tăng mạnh, ảnh hưởng tới tình hình lạm phát. NHNN có thể phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, khiến cầu trong nước trở nên yếu hơn.
Đó là hai tác động gián tiếp mà chúng ta sẽ cần phải quan sát một cách kỹ lưỡng. Mặc dù vậy, riêng về xung đột địa chính trị toàn cầu, tôi thấy có điểm tích cực là ông Trump tuyên bố muốn chấm dứt các cuộc xung đột nhanh chóng.
Ông muốn nguồn lực của Mỹ tập trung vào phát triển kinh tế Mỹ, thay vì rót tiền cho Ukraine hay Israel. Đây là yếu tố tích cực hiếm hoi trong các tuyên bố của ông Trump với nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Vậy còn khối BRICS thì sao? Gần đây BRICS đang nổi lên, và đang
muốn kết nạp thêm thành viên để trở thành một thế lực kinh tế mới. Ông đánh giá
thế nào về khối BRICS?
Ông Trần Đức Anh: Khối BRICS bao gồm năm nước mới nổi có quy mô kinh tế lớn nhất và chiếm khoảng 40% tổng dân số và khoảng 35-36% tổng GDP. Đây là một khối có sức mạnh kinh tế rất lớn, bao gồm cả Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ.
Việt Nam đã có những thời điểm từng cân nhắc việc gia nhập BRICS. Mặc dù vậy, trong tương lai gần, chúng ta sẽ khó có khả năng gia nhập khối này. Điều này đến từ chính sách ngoại giao “cây tre” của Việt Nam, cũng như vị thế rất lớn của kinh tế Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của chúng ta.
Xin cảm ơn ông!
Những biến số khó lường của vĩ mô Việt Nam năm 2025
Dấu chân trí tuệ nhân tạo trong nền kinh tế số
Từ câu chuyện của Grab đến VIB và góc nhìn của AWS, trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành xương sống của nền kinh tế số.
Dấu hiệu thách thức kinh tế thế giới năm 2025
Tăng trưởng chậm lại và rủi ro địa chính trị sẽ gây áp lực lên giá dầu thô và kim loại đồng trong khi vàng sẽ tiếp tục được hưởng lợi.
Động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế số Việt Nam
Kinh tế số với trụ cột là thương mại điện tử đang trở thành hướng đi tất yếu của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.