Phát triển bền vững
Nguy cơ thiệt hại hàng trăm triệu USD từ Quy hoạch điện VIII
Mục tiêu phát triển nhiệt điện than theo Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam có thể gây thiệt hại 270 triệu USD về chi phí y tế và tổn thất về năng suất mỗi năm.

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, tới năm 2030, nhiệt điện than sẽ chiếm 27% tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam, giảm 16% so với trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Song song, 24 dự án nhà máy nhiệt điện than được dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2021 – 2030.
Mới đây, Viện Năng lượng, đơn vị tư vấn Quy hoạch điện VIII, cho biết 24 nhà máy này là những dự án chắc chắn xây dựng trong 15 năm tới, bởi đã được thực hiện công tác xúc tiến đầu tư tốt mà không thể loại bỏ, cùng với đó để đảm bảo tiêu chí an ninh năng lượng và giá điện không tăng quá cao. Ví dụ như Nhiệt điện Nam Định I, Thái Bình II, Nhiệt điện Vũng Áng II, Nhiệt điện Vân Phong I, Nhiệt điện Duyên Hải II...
Quy hoạch điện VIII cũng yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than xây mới sử dụng công nghệ tiên tiến, là công nghệ siêu tới hạn (USC), giúp nâng cao hiệu suất, ít tiêu hao năng lượng.
Tuy nhiên, Trung tâm nguyên cứu Năng lượng và không khí sạch (CREA – Phần Lan) đánh giá ô nhiễm không khí từ các dự án điện than được đề xuất xây dựng trong Quy hoạch điện VIII với tổng công suất 30 GW có thể khiến Việt Nam bị thiệt hại khoảng 270 triệu USD (6,2 nghìn tỷ đồng) mỗi năm. Đây là những thiệt hại tiềm ẩn của nhiệt điện than đối với sức khỏe, năng suất kinh tế và tuổi thọ của con người.
Isabella Suarez, đồng tác giả báo cáo đánh giá mới nhất của CREA về Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, cho rằng dự thảo quy hoạch mới đây đã hứa hẹn nhiều về một quá trình chuyển đổi năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, tuy nhiên việc bổ sung 30 GW điện than có thể cản trở những kế hoạch này và bổ sung vào công suất nền khi mà thế giới đang quay lưng lại với than đá.
“Một nửa trong số các nhà máy dự kiến xây dựng đã được hoãn cho đến sau năm 2030. Với những rủi ro về nguồn tài trợ trên toàn cầu và sự hiểu biết ngày càng tăng lên đối với sự không linh hoạt của điện than với tư cách là nguồn điện nền trong một hệ thống lưới điện đang thay đổi, câu hỏi đặt ra là có nên xây dựng những dự án này không? Nhất là hiện Việt Nam đã có một lượng lớn các nhà máy điện than đang hoạt động”, Suarez đặt vấn đề.
Và, “những chi phí ngoại biên (thường bị loại khỏi bảng cân đối kế toán) nên là yếu tố chính cần cân nhắc khi Việt Nam theo đuổi một kế hoạch năng lượng tổng thể và hướng về phía trước”, theo Suarez.
Trong khi đó, ô nhiễm không khí là một vấn đề ngày càng lớn tại Việt Nam khi năm 2020, nồng độ PM2.5 đã cao gấp 2 lần ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
CREA cho thấy rằng phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí trên cả nước, thậm chí là ở những nơi cách xa các nhà máy dự kiến được xây dựng nhiều kilomet.
Những địa phương bị tác động lớn nhất là những thành phố như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những nơi có mật độ dân số cao dễ bị phơi nhiễm đối với ô nhiễm tích lũy từ các nhà máy lân cận.
24 dự án nhiệt điện than mới trong dự thảo quy hoạch sẽ thải vào không khí khoảng 6 tấn thủy ngân mỗi năm. Khoảng 32% trong số đó sẽ thẩm thấu vào các hệ sinh thái đất và nước sạch, khiến cho khoảng 14 triệu người có nguy cơ bị phơi nhiễm đối với thủy ngân độc hại.
“Vấn đề không chỉ là có nhiều nguồn ô nhiễm từ than đối với những dự án được bổ sung này”, Suarez nói thêm. “Những chính sách hiện tại là không đủ để giảm thiểu phát thải từ số lượng ngày càng nhiều nhà máy điện than. Những báo cáo đánh giá tác động môi trường từ các dự án đề xuất mà chúng tôi nắm được cho thấy phát thải sẽ được giữ dưới tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam bằng công nghệ, tuy nhiên báo cáo cho thấy chúng vẫn sẽ thải ra các chất gây ô nhiễm ở những mức độ nguy hiểm”.
Theo nghiên cứu của CREA, “với tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng từ cả điện than và các nguồn khác trên cả nước thì việc các nhà máy sử dụng công nghệ quá siêu tới hạn hoặc hiện đại hơn nữa vẫn chưa đủ. Trong ngắn hạn và trung hạn, điều quan trọng cần làm là thiết lập các tiêu chuẩn phát thải quốc gia mạnh mẽ hơn phù hợp với các công nghệ sẵn có tốt nhất trên toàn cầu”.
Cơ quan này ước tính rằng các nhà máy điện than được đề xuất xây dựng sẽ gây ra 1.500 ca tử vong sớm, 750 ca mắc bệnh hen suyễn mới ở trẻ em và 370 ca sinh non ở Việt Nam mỗi năm. Chi phí kinh tế tích lũy (bao gồm chăm sóc sức khỏe, tổn thất năng suất, phúc lợi và các chi phí khác) do các nhà máy gây ra trong 30 năm là khoảng 13 tỷ USD (302 nghìn tỷ đồng).
Được biết, nghiên cứu của CREA dựa trên việc đánh giá tác động của 24 nhà máy nhiệt điện than được đề xuất trong dự thảo Quy hoạch điện VIII bằng cách định lượng lượng khí thải từ từng nhà máy riêng lẻ và lập mô hình lượng khí thải này để cho thấy mức độ ô nhiễm sẽ lan rộng như thế nào.
Mô hình này đánh giá cả các yếu tố khí tượng của Việt Nam (như lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm) và địa hình - những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lây lan ô nhiễm. Kết quả cho phép các nhà nghiên cứu xác định sự đóng góp của từng nhà máy đối với nồng độ ô nhiễm không khí xung quanh và số lượng người tiếp xúc với ô nhiễm trên một khu vực nhất định.
Sự gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan do gia tăng tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm đó được quy đổi thành giá trị tiền tệ. Điều này dựa trên nghiên cứu về tác động sức khỏe liên quan đến việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí gây ra hậu quả kinh tế, chẳng hạn như chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp, (ví dụ chi phí điều trị bệnh hen suyễn hoặc bệnh tiểu đường) và chi phí giảm năng suất kinh tế. Năng suất kinh tế có thể bị giảm do vắng mặt hoặc giảm năng lực làm việc.
"Vẫn cần phát triển thêm các dự án nhiệt điện than trong 15 năm tới"
Quy hoạch điện VIII: Lối cũ trong bối cảnh mới
Quy hoạch điện VIII công bố gần đây cho thấy lối tư duy truyền thống khi tiếp tục chú trọng đến bổ sung công suất chạy nền từ nhiệt điện than và điện khí, theo Viện Kinh tế năng lượng và phân tích tài chính.
Quy hoạch điện VIII và phát triển bền vững ngành điện
Đề án quy hoạch điện quốc gia VIII đưa ra quan điểm ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển ngành điện không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng tới sinh kế của người dân.
Nhiều nút thắt trong triển khai quy hoạch điện lực quốc gia
Viện Năng lượng (Bộ Công thương) đưa ra nhận định trong dự thảo đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Hàng chục dự án ở Bình Thuận xếp hàng vào Quy hoạch điện VIII
Mới đây, tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị Bộ Công thương bổ sung 75 dự án năng lượng vào Quy hoạch điện VIII.
Giao thông công cộng 'zero‑carbon': Bài học Paris cho Hà Nội, TP. HCM
Hà Nội và TP. HCM, đang đứng trước cơ hội lớn để tái cấu trúc hệ thống giao thông đô thị theo hướng xanh và bền vững. Kinh nghiệm của Paris có thể giúp biến cơ hội thành hiện thực.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ thoát thuế chống bán phá giá
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ dự kiến sẽ thuận lợi hơn khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu thuế chống bán phá giá.
River Park - LA Home: Hấp lực mạnh mẽ với cư dân tri thức
Tiếp nối phân khu LA Sol trong tổng thể khu đô thị sinh thái LA Home, River Park được phát triển dành cho nhóm khách hàng đang tìm kiếm môi trường sống chất lượng cao, nơi mọi trải nghiệm được tổ chức liền mạch. Ba dòng chảy “xanh, tri thức và thịnh vượng” chính là nền tảng tạo nên sức hút khác biệt, giúp River Park khẳng định vị thế an cư bền vững tại khu Tây TP.HCM.
Chủ tịch Lê Hồng Minh: Người VNG không mất việc vì AI, chúng tôi tạo ra AI
Lãnh đạo VNG tự tin doanh nghiệp đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới, khi AI trở thành công cụ hỗ trợ tăng hiệu suất, giúp công việc thực hiện tốt hơn.
Vincom Mega Mall Ocean City: 'Tân binh' hút loạt thương hiệu quốc tế đổ bộ
Những ngày này, Vincom Mega Mall Ocean City đang là cái tên được cộng đồng quan tâm, chờ đợi tới ngày chính thức khai trương vào 22/8 tới. Trung tâm thương mại đầu tiên theo mô hình One Stop Shopertainment quy tụ hàng trăm thương hiệu bán lẻ hàng đầu trong và ngoài nước, sẽ góp phần nâng tầm trải nghiệm tiêu dùng tại Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực quốc tế.
VietinBank tăng trưởng tín dụng 10% trong nửa đầu năm
Đại diện VietinBank cho biết nhà băng đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm.
500.000 tỷ đồng đã sẵn sàng bơm vào các dự án hạ tầng
Chính phủ thúc tiến độ xây dựng hạ tầng, hệ thống ngân hàng sẵn sàng bơm 500.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm.
Bộ tứ giá trị tạo nên tài sản sinh lời đỉnh cao Boutique Gate
Sở hữu cùng lúc 4 lợi thế vượt trội về công năng – dòng tiền – nhận diện – tương lai, quỹ căn Boutique Gate thuộc Vinhomes Global Gate vừa ra mắt đã nhanh chóng vươn lên “ngôi vương” phân khúc bất động sản thương mại thấp tầng cao cấp tại Đông Bắc Hà Nội.