Tiêu điểm
Những 'điểm nóng' trên thị trường tuyển dụng
Nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định đã thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghệ.
Nhu cầu tuyển dụng tăng nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô vững mạnh
Trong quý III/2022, nền kinh tế Việt Nam ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 7% trong năm nay, nhờ sự khởi sắc của ngành xuất khẩu, bán lẻ và du lịch.
Theo Tổng cục Thống kê, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 15,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2018.
Trong bối cảnh đó, thị trường tuyển dụng nhìn chung đang trên đà tăng trưởng.
Dữ liệu của Adecco Việt Nam trong cập nhật mới nhất cho thấy sự gia tăng ổn định số lượng cơ hội việc làm mới, và số lượng hồ sơ ứng tuyển, so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI, và các chính sách thân thiện với nhà đầu tư dành cho khu công nghiệp, tạo điều kiện cho nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật và bất động sản công nghiệp.
Ngành dịch vụ cũng ghi nhận tín hiệu tích cực về nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm & đồ uống, nhờ việc nới lỏng các hạn chế Covid-19, và độ phủ vaccine cao cho phép người tiêu dùng quay lại với các thói quen và cuộc sống trước đại dịch.
Tuy chưa nhiều nhưng nhu cầu nhân sự ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn đã và đang phục hồi kể từ khi Việt Nam quyết định mở cửa cho du khách nước ngoài từ giữa tháng 3 năm nay.
Bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc trụ sở Hà Nội của Adecco Việt Nam, cho biết nhu cầu về các vị trí cấp trung và cấp cao trong ngành sản xuất đang gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử.
Điều này diễn ra khi các tập đoàn lớn trên thế giới và nhà sản xuất phụ tùng gốc (OEM) đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, sau nhiều tháng gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19.
Sự hỗ trợ tốt từ chính phủ, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, chi phí lao động cạnh tranh, ít hạn chế vì dịch bệnh, tình hình chính trị - kinh tế ổn định là một số lý do khiến Việt Nam đang dần trở thành điểm đến lý tưởng để dịch chuyển chuỗi cung ứng, và mang đến cơ hội trở thành mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhu cầu tuyển dụng các vị trí như quản lý nhà máy, quản lý chất lượng và kỹ sư trở nên nhiều hơn, trong cả các nhà máy mới thành lập và nhà máy đang hoạt động, bà Hà thông tin với TheLEADER.
Công nghệ vẫn là điểm nóng trên thị trường tuyển dụng
Ngành công nghệ thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn với các đợt sa thải lớn và đóng băng tuyển dụng. Tuy nhiên, thị trường tuyển dụng ngành công nghệ của Việt Nam lại đang cho thấy điều trái ngược, khi lượng ứng viên chỉ đáp ứng 50% nhu cầu nhân sự.
Theo bà Trương Thiên Kim, Phó giám đốc bộ phận tuyển dụng Adecco Việt Nam, Việt Nam vẫn là thị trường cạnh tranh cho cả nhà tuyển dụng trong nước và nước ngoài.
Nguyên nhân là bởi nhiều nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường, cùng với sự khan hiếm nhân tài đang làm thị trường tăng nhiệt. Các chuyên gia công nghệ được săn đón cho các dự án số hóa của ngân hàng kỹ thuật, công ty công nghệ tài chính và các công ty phần mềm.
Một số vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao như giám đốc tư vấn chuyển đổi số, CTO, CIO, Lập trình viên Fullstack, kỹ sư lập trình back-end, kiến trúc sư kỹ thuật, thiết kế UI/UX, chuyên viên phân tích dữ liệu, quản lý sản phẩm…
Tuy nhiên, giữa cung và cầu vẫn có sự chênh lệch.
Bà Kim cho biết các công ty xây dựng chính sách phúc lợi hấp dẫn cho các vị trí chiến lược về công nghệ, nhưng không có nhiều ứng viên đạt kỳ vọng, hầu hết về trình độ tiếng Anh và chuyên môn.
Bà nhận định thêm sau đại dịch, nhiều nhân tài làm việc tại nước ngoài đang quay về Việt Nam. Đây là nguồn ứng viên triển vọng cho cơn khát nhân tài trong nước.
Thị trường tuyển dụng cuối năm
Nhu cầu thay đổi việc có xu hướng chậm lại trong quý IV vì các nhà tuyển dụng và người lao động đều cân nhắc nhiều yếu tố hơn.
Bà Đặng Thị Thái Hòa, Giám đốc bộ phận tuyển dụng, Adecco Việt Nam, nhận định để nâng cao hiệu quả và đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra suôn sẻ trong thời điểm cuối năm, cả nhà tuyển dụng và ứng viên nên trao đổi trước về nhu cầu và kỳ vọng của họ.
Các ứng viên thường cộng thêm khoản tiền thưởng cuối năm dự kiến của họ khi đàm phán lương cho công việc mới. Ở phía còn lại, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc nhiều hơn về ngân sách, hoặc số lượng nhân sự khi kết thúc năm tài chính. Đây chính là nguyên nhân khiến thị trường tuyển dụng giảm nhiệt vào thời điểm cuối năm.
“Nếu không có sự thẳng thắn ngay từ đầu, hai bên có thể phải mất nhiều thời gian và công sức trong việc thảo luận. Để tiết kiệm thời gian và đạt được kết quả mong đợi, thì trao đổi thẳng thắn chính là yếu tố quyết định”, bà Hòa phân tích.
Đối với các ứng viên, bà Hòa cho rằng nên cân nhắc các khoản tiền thưởng cuối năm. Theo đó, ứng viên có thể cộng thêm khoản tiền thưởng cuối năm dự kiến của họ vào mức lương mong đợi, hoặc thương lượng về một khoản tiền thưởng khi ký hợp đồng lao động chính thức.
Trong trường hợp không có cơ hội phù hợp thì ứng viên thường có hai hướng lựa chọn, hoặc thận trọng chờ đến năm sau, hoặc là đánh đổi lợi ích và chấp nhận một vị trí mới phù hợp với kế hoạch phát triển sự nghiệp của họ về lâu dài. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định cá nhân của ứng viên, bà phân tích.
Ngân hàng cạnh tranh khốc liệt ‘hút’ nhân sự chuyển đổi số
Doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng cao trong tuyển dụng
Những sự biến chuyển trong bối cảnh buộc các doanh nghiệp cũng gặp không ít thách thức trong việc tuyển dụng. Ở chiều ngược lại, người lao động cũng không ngừng cập nhật nhu cầu để nâng cấp chính mình nếu muốn tìm được công việc ứng ý và phát triển được sự nghiệp của bản thân.
Làm sao tránh bẫy trong tuyển dụng trực tuyến?
Dù áp dụng hình thức tuyển dụng nào - trực tuyến, truyền thống hoặc kết hợp, doanh nghiệp nên đánh giá quá trình tuyển dụng từ góc độ của ứng viên, cũng như đưa ra các chỉ tiêu đánh giá rõ ràng ngay từ đầu.
Chìa khóa trong tuyển dụng nhân sự FMCG
Sự chuyển động của ngành hàng tiêu dùng nhanh dưới tác động của Covid-19 đã kéo theo nhiều thay đổi trong thị trường tuyển dụng nhân sự, buộc cả doanh nghiệp và người lao động phải luôn trong trạng thái sẵn sàng thích nghi.
Tăng nhiệt nhu cầu tuyển dụng tài năng trẻ
Với nhiều tín hiệu khả quan, dự báo thị trường lao động sinh viên mới ra trường sẽ sôi động hơn sau nhiều tháng chững lại.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Lo vấn nạn thuốc giả, doanh nghiệp quyết xây dựng công nghiệp dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.